CỬA TÙNG
Là một bãi biển đẹp, nơi nghỉ mát lý tưởng của tỉnh Quảng Trị và là cửa sông Bến Hải đổ ra biển. Bãi tắm Cửa Tùng không rộng và dài nhưng mang một vẻ đẹp rất riêng. Bãi biển bằng phẳng, nước trong xanh, cát mịn. Biển lúc nào cũng lộng gió.
Cửa Tùng như một bức tranh sinh động, thay đổi màu sắc từng giờ dưới ánh nắng mặt trời. Thất thú vị khi được ngồi trên thuyền xuôi dòng Bến Hải ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây. Cửa Tùng một nơi du lịch có rất nhiều tiềm năng và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách gần xa.
TRỤ SỞ CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI MIỀN NAM VIỆT NAM
Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 8/6/1969. Đến năm 1973 được các nước yêu chuộng hòa bình chính thức công nhận và đến lập quan hệ ngoại giao. Trụ sở được đặt ở Quảng Trị từ 6/6/1973 đến 30/4/1975.
Trụ sở gồm 3 khu nhà chính: nhà trình quốc thư, nhà tiếp khách, nhà nghỉ của khách. Ngoài ra còn có nhà nghỉ của các đại sứ và bảo vệ.
CAMP CAROLL
Camp Caroll cách Đông Hà khoảng 22km. Camp Caroll còn có tên là đồi 241 ( cao độ) hay căn cứ hỏa lực Tân Lâm của quân đội Sài Gòn xây dựng năm 1958. Hiện nay là nông trường hồ tiêu. Đi đến ngã ba Mái Lộc quẹo trái ta vào đường nhựa có nhiều tiêu hai bên đường. Ngay ngã ba trước khi quẹo vào có núi Đầu Mầu áng ngự giữa đường 9, từ ngã ba này đến Camp Caroll khoảng 3km.
Cùng với đợt triển khai thủy quân lực chiến dọc theo DMZ, tháng 9/1966, 4 khẩu đại pháo Tom Long 175mm, được mệnh danh là vua chiến trường của đại đội C ( battery C), tiểu đoàn 6, trung đoàn 2 pháo binh đã triển khai ở cao điểm 241. Cái tên Camp Caroll được đặt cho căn cứ này để vinh danh đại úy James Caroll tử trận ở thung lũng sông Cam Lộ hay Mutter’s Ridge, người tham chiến ở Việt Nam chỉ được một tháng.
Cao điểm 241 Tân Lâm là căn cứ hỏa lực mạnh nhất trong hệ thống phòng thủ đường 9 của địch và lá mắt xích chủ yếu trong hàng rào điện tử Mac Namara. Vào lúc cao điểm, Camp Caroll có hỏa lực rất mạnh gồm 4 khẩu 175mm, 6 khẩu 155, 6 khẩu 105mm. Tháng 1/1967, khi áp lực của quân giải phóng tăng lên ở Khe Sanh, Camp Caroll di chuyển bớt 2 khẩu 175mm đến Rock Pile để bắn nổ trung đoàn 56, sư đoàn 3 bộ binh quân đội Sài Gòn do Phạm Văn Đinh chỉ huy. Trong chiến dịch “ mùa hè đỏ lửa” năm 1972 chia 3 ngày sau khi cuộc tập kích bắt đầu từ 30/3 đến 2/4 dưới áp lực của trung đoàn 24, sư đoàn 304 bộ binh và trung đoàn 68 sư đoàn 38 pháo binh ta xiết chặt vòng vây buộc trung đoàn 56 phải đầu hàng và trở về cách mạng. Cao điểm 241 đầu hàng tập thể gồm chỉ huy sở của trung đoàn 56 và 400 lính của một tiểu đoàn trực thuộc.
Năm 1972, phía Nam vĩ tuyến 17 vẫn có một số vùng giải phóng của quân cách mạng, từ đó họ nã pháo vào các căn cứ Mỹ chứ không phải từ bờ Bắc nã pháo sang.
ROCK PILE
Rời Camp Caroll tiếp tục theo đường 9, sau khi qua cầu Đầu Mầu chúng ta sẽ bắt gặp một núi đá đang khai thác bên trái ( đường bắt đầu có núi đồi quanh co trùng trùng), cách đó 2 phút đi xe, bên phải ta là một ngọn núi xanh cao đỉnh nhọn. Đó là Rock Pile.
Rock Pile cao 230m, không có đường lên xuống, toàn bộ tiếp liệu đều do trực thăng mang đến. Thậm chí lính Mỹ tắm cũng bằng nước từ trực thăng phun xuống và quần áo dơ được gom mang về giặt ở Philipine. Mỹ dùng Rock Pile làm điểm quan sát, ở phía Bắc Rock Pile khoảng 1km có 1 dãy núi kéo dài 5km lên phía Bắc, ở đó có núi Khe Hố- điểm xuất phát của đường mòn Hồ Chí Minh, cách 10km phía Nam là Mutter’s Ridge. Ở Rock Pile có khẩu pháo 105 li, cứ 2 phút lại bắn một phát.
Truông Nhà Hồ
Đây là dải cồn cát ven biển rộng lớn nhất nước ta. Nhân dân miền Trung hay gọi truông là những bãi đất cằn cỗi ở ven biển.
“ thương em anh cũng muốn vô
sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.”
Vào thời các chúa Nguyễn, truông nhà Hồ là nơi ẩn náu của bọn cướp đường, nhũng nhiễu nhân dân. Ai có việc qua lại truông nhà Hồ đều rất sợ chúng. Đó là chuyện xư, còn như ngày nay, các tên truông nhà Hồ và cảnh vật thiên nhiên đã đi vào lịch sử. Địa danh truông nhà Hồ đã thực sự xa lạ và bị lãng quên không những đối với chúng ta và ngay cả đối với dân Quảng Trị.
Cầu Quán Hàu
Đây là một trong những địa danh ám ảnh các bác tài xế của nước ta trước ngày 18/10/2000. Cầu Quán Hàu bắc qua sông Nhật Lệ, con sông hiền hoà thơ mộng ôm trọn thị xã Đồng Hới như một cô gái đỏng đảnh ,đôi khi dòng sông Nhật Lệ như một con quái vật hung tợn cuốn phăng mọi thứ theo dòng chảy của mình. Vào mùa mưa lũ Quốc Lộ 1A luôn luôn bị tắt tại Quán Hàu, nước sông chảy xiết, đường bị ngập lụt, phà không hoạt động. Ngày 18/10/2000 bộ giao thông vận tải nước ta đã chính thức thông cầu Quán Hàu, đây là chiếc cầu cuối cùng thay thế phà trên tuyến quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Tp.HCM. Cầu dài 549m, rộng 12m, có 9 nhịp. Nhịp dài nhất lên đến 102m, độ cao thông thuyền trên sông Nhật Lệ là 6m rộng 50m. kinh phí xây dựng là trên 160 tỷ đồng được thi công từ tháng 11/1996 do Tổng Công Ty xây dựng công trình giao thông 4 đảm trách.
Địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trước năm 1965, Vĩnh Mốc là một làng nhỏ rất đẹp nằm sát bờ biển với bãi cát trắng mịn và những rặng phi lao rợp bóng mát.
Đế quốc Mỹ trong âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta đã tiến hành ở Vĩnh Linh một cuộc chiến tranh hủy diệt man rợ và tàn khốc. Làng quê Vĩnh Mốc nhỏ bé với diện tích chưa đầy 1 km2, số dân là 300 người với chỉ 82 nóc nhà đã phải chịu đựng một khối lượng bom đạn khổng lồ của hơn 1003 trận oanh kích trải thảm. Tính trung bình mỗi người dân ở khu vực này phải hứng chịu 7 tấn bom và 800 quả đại bác.
Tháng 6/1965, Vịnh Mốc đã hoàn toàn bị thiêu trụi bởi bom đạn Mỹ. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, nhân dân Vịnh Mốc quyết tâm bám trụ giữ làng không chịu khuất phục trước kẻ thù, 2/3 số dân được di cư ra các tỉnh phía Bắc, 1/3 còn lại quyết định làm địa đạo bám làng sản xuất và chiến đấu.
Cuối năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồn công an Vịnh Mốc và chi bộ thôn, một tổ xung kích 4 người được thành lập chuẩn bị cho việc đào hệ thống địa đạo dưới lòng đất đảm bảo điều kiện chiến đấu lâu dài với kẻ thù. Với công cụ lao động thô sơ như cuốc xẻng, quang gánh, xe cải tiến… lao động hơn 3 tháng với 18 ngàn ngày công đào đắp một khối lượng 6000 m3 đất đá tạo nên trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan một hệ thống đường hầm chằng chịt với nhiều cửa ra vào ở các hướng khác nhau. Xung quanh được bao bọc bởi 8200m giao thông hào.
Địa đạo Vịnh Mốc là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo trong lòng đất, với chiều sâu từ 20 – 28m. tổng chiều dài của hệ thống đường hầm là 2034m, địa đạo có trục đường chính dài 769m, cao 1,5 – 1,8m, rộng từ 1,1 – 2m. Từ trục chính địa đạo được cấu thành nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa hầm. Địa đạo có tất cả 13 cửa, 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm địa đạo đều có làm khung gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở. Hai bên trục chính cách nhau từ 3 – 5m lại khoét lõm sâu vào tạo thành một ô nhỏ, mỗi ô làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Địa đạo được chia thành 3 tầng. Tầng một là nơi sinh sống của nhân dân, tầng hai là nơi đóng trụ sở của Đảng ủy, UBND và Bộ chỉ huy quân sự. Tầng ba dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vịnh Mốc.
Từ địa đạo này quân dân Vịnh Mốc đã sản xuất và chiến đấu gần 2000 ngày đêm trước sự bắn phá của kẻ thù. Sau năm 1972, khi chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân của Đế quốc Mỹ bị đánh bại, hiệp định Paris được ký kết, nhân dân Vịnh Mốc rời lòng đất bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
Ngày 21/12/1975, Bộ Văn hóa được đặt cách xếp hạng di tích lịch sử đối với địa đạo Vĩnh Mốc. Năm 1993, địa đạo Vĩnh Mốc lại được công nhận là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của cả nước.
Khe Sanh
Làng Khe Sanh bắt đầu được thành lập từ khi những người Pháp bắt đầu khai phá các đồn điền cao su ở vùng này. Người đầu tiên là Eugène Poilane, xuất thân từ một gia đình nông dân Pháp tại vùng Saint Sauer de Landemount. Ông sinh ngày 16. 03. 1888. Ông là chuyên gia trong ngành đúc súng. 1909 ông đến Đông Dương làm việc tại Cục Vũ Khí Hải Quân Pháp. 1922 ông được chuyển sang làm việc ở cục nghiên cứu rừng ở Đông Dương vào năm đó ông đã đến Khe Sanh lần đầu tiên. Lúc đó chỉ có một ngôi nhà duy nhất của một cơ quan trông coi việc xây dưng thuộc đội số 9 do chính phủ xây dựng để sang Lào. Đến đây ông rất thích khí hậu mát mẻ, lại thêm cây xanh tươi tốt, đất đỏ phì nhiêu. Nên 1926 ông trở lại và khai phá đồn điền cà phê. Con đường từ đường 9 vào Khe Sanh chính là đồn điền của ông.
Khe Sanh là căn cứ chiến đấu được bố phòng chặt chẽ nhất. Căn cứ có một đường băng dài 1.189 m đủ sức cho máy bay tiếp liệu C 130 lên xuống dễ dàng, được xây vào 1968. có một sân bay dành riêng cho trực thăng và các công sự bảo vệ trực thăng, có bãi dùng để thả dù tiếp tế trong trường hợp bao vây trực thăng không hạ cánh được. Di tích cụm cứ điểm Tà Cơn của Mỹ được xây dựng 1967 gồm sân bay và hệ thống phòng thủ kiên cố, có 1 vạn quân đóng giữ và hàng vạn quân cơ động. Ngày 7.01.1968 Tà Cơn, Khe Sanh được giải phóng. Trận đánh Khe Sanh là trận đánh cuối của tướng West Moreland hai tháng trước khi ông nghỉ hưu.
LÀNG VÂY
Làng Vây cách Khe Sanh 5km. Trên trục đường 9, làng Vân phía bên phải, trại lực lượng đặc biệt Làng Vây bên trái. Đồi này nằm sát ngay bên trái đường 9, hiện chỉ còn sót lại một số lô cốt công sự 6 đại đội Mỹ- Ngụy đóng giữ cùng lực lượng ứng cứu nhắm áng ngữ phía đường 9 ngăn chặn các tuyến đường tiếp tế của cách mạng.
Ngày 7/2/1968 ta diệt căn cứ điểm Làng Vây và bắt sống 660 tên địch. Lần đầu tiên xe tăng quân giải phóng tham chiến ở chiến trường miền Nam.
Cửa khẩu Lao Bảo
Cửa khẩu Lao Bảo cách thị xã Đông Hà khoảng 80 km ngay cạnh sông Sêpôn, gần nhà tù Lao Bảo nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng của ta thời Pháp. Từ cửa khẩu Lao Bảo đến thủ đô lào là 650km, đến Savanthakhet là 150km. Hiện nay chính phủ ta đang có dự án nâng cấp quốc lộ 9 thành con đường Xuyên Á trong tương lai. Đây là một trong cửa khẩu lớn nhất Việt Nam với đất nước bạn Lào anh em, được nâng cấp quốc tế năm 1993. Tiền Lào 1.000kíp tương đương là 12.000 đồng Việt Nam. Nếu du khách muốn lấy passport và Visa để sang Lào phải trả 1.500.000 VNĐ
Căn cứ Dốc Miếu
Căn cứ Dốc Miếu được mệnh danh là “ đôi mắt thần”. Cách Đông Hà 15km về phía Bắc theo quốc lộ 1. Đối diện căn cứ Dốc Miếu là nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh. Dốc Miếu nằm trên một ngọn đồi bên phải nếu ta đi từ thị xã Đông hà tới, cách cầu Hiền Lương 7km. Đây là một căn cứ vô cùng quan trọng nằm trong hệ thống phòng thủ của cụm căn cứ Khe Sanh và hệ thống thủ Mac manara vì nó là một trong những điểm chủ yếu của hàng rào định mệnh Mac manara, nằmở phía Nam gần khu DMZ.
Vùng Phi quân sự DMZ – CẦU HIỀN LƯƠNG- SÔNG BẾN HẢI
DMZ chắc chắn là một từ không xa lạ với những cựu chiến binh Mỹ, vĩ tuyến 17 khi được chọn làm giới tuyến tạm thời chia đôi hai miền Nam—Bắc đã chạy gần trùng với sông Bến Hải và vùng đất rộng khoảng 10km hai bên bờ sông này (mỗi bên 5km) được gọi là vùng “Phi quân sự—DMZ”. Sông Bến Hải ở đầu nguồn chảy thấp hơn về phía nam so với cái vĩ tuyến mơ hồ đó, khi xuống đến đồng bằng gần Trung Lương nó đổi dòng chảy hướng ra phía bắc rồi quẹo phải đâm ra biển, cú quẹo phải này vô tình trùng với vĩ tuyến 17 và từ đó số phận đã biến con sông này thành một đoạn chia cách đau thương, hoài vọng và phẫn nộ của một dân tộc đang kỳ vọng nỗi toàn vẹn sơn hà.
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thành xuất phát từ dãy Trường Sơn dài 100km từ ngọn nguồn cho đến Cửa Tùng, sông Bến Hải vốn chỉ là một dòng sông nhỏ nơi rộng nhất cũng chỉ khoảng 200m, đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170m đầu nguồn của sông rất hẹp đoạn cuối cửa tùng rộng khoảng 30m. Theo hiệp định Ginevo 1954 về Việt Nam: sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời và cầu Hiền Lương bắc qua sông cũng chia làm hai.
Cây cầu Hiền Lương bắc qua sông trở thành cây cầu lịch sử, cầu do công binh Pháp xây dựng năm 1950 trước đó dân qua lại hai bên bờ sông chỉ bằng thuyền. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, được lát bằng 894 miếng ván, 450 miếng phía bắc thuộc chủ quyền của ta còn 444 miếng bờ nam thuộc Việt Nam cộng hòa. Theo hiệp định Ginevơ mỗi vùng tập kết nam bắc được chủ quyền 89m cầu, hai đầu cầu có hai cột cờ phân biệt ranh giới hai bên, phía bắc cầu 10km là Vĩnh Linh phía nam 15km là Đông Hà. Cột cờ bên đầu cầu bờ bắc là biểu tượng của ý chí bất khuất, đầu tiên cột cờ làm bằng gỗ cao 16m trên đỉnh treo lá cờ bằng sa tanh đỏ rộng 24m2 nhân dân bờ nam nhắn rằng: ”nhìn thấy lá cờ là nhìn thấy Bác Hồ nhìn thấy miền bắc” tháng 4/1956 chính phủ ta quyết định xây cột cờ lớn và kiên cố hơn. Sau hai tháng thi công cột cờ làm bằng ống thép cao 34m hoàn thành trên đỉnh có ngôi sao bằng đồng đường kính 1,2m đỉnh ngôi sao gắn 15 bóng điện 500W lá cờ rộng 134m2, hàng ngày lá cờ được kéo lên từ 6g30—18g vào dịp lễ tết cờ được kéo 24/24, âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ phá hoại tổng tuyển cử thống nhất đất nước Mỹ nguỵ đã thấy lá cờ kia đã trở thành một khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân hai miền nam bắc chúng đã dội bom lên lá cờ ấy, không để địch bẽ gãy ý chí thống nhất cờ gãy lại dựng lên cờ rách vá lại, 11 lần cờ gãy, 11 lần cờ lại được dựng lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ vắng bóng ngọn cờ đỏ sao vàng.
Để bảo vệ ngọn cờ quân dân Vĩnh Linh đã xây 48 ụ súng, đào 18km chiến hào, đánh 300 trận lớn nhỏ để giữ cầu, 13 người hy sinh 16 người bị thương. Từ năm 1968—1972 bến đò Tùng Luật ngay sông Bến Hải đã đưa 1,5triệu lượt bộ đội sang sông, 400 ngàn lượt dân công vượt tuyến hàng ngàn tấn đạn dược vũ khí lương thực chi viện cho bờ nam, cao điểm nhất là đêm 21/5/1968 bến đò huy động đến 145 chuyến đò chuyển vào miền nam 21 ngàn người dốc sức cho chiến dịch Mậu Thân giành thắng lợi trên chiến trường. Hiền Lương mãi mãi còn trong sử sách còn trong tâm tưởng da diết của người dân Việt:
“Dù cách chia bên ni bên nớ
Đôi bờ vẫn một dạ thương nhau”.
Cây cầu hiện nay được xây dựng lại sau này, vào năm 1974, cây cầu nguyên thủy đã bị Mỹ đánh sập vào năm 1967, cây cầu mới hoàn thành tháng 6/1999.
Hàng rào điện tử Mac Namara
Hàng rào điện tử Mac Namara là tên gọi cho hệ thống các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội Mỹ sử dụng dọc theo khu phi quân sự ở vỹ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh nhằm giám sát cũng như trinh sát mặt đất tự động để phát hiện các hoạt động vận chuyển của quân đội miền Bắc lưu thông qua khu vực này trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Mỹ tung thám báo, biệt kích xuống núi rừng trường sơn, tăng cường ném bom bắn phá đường mòn Hồ Chí Minh. Không ngăn chặn nỗi lực lượng miền bắc tăng cường cho miền nam, tiếp đến kế hoạch: ném bom “đánh cho miền bắc trở lại thời kỳ đồ đá” thất bại. Lúng túng trước khí thế đồng bào miền nam nổi dậy. Gorge juster giáo sư trường đại học Havard đã đề nghị xây dựng hàng rào chống xâm nhập chạy ngang vùng phi quân sự phía nam. Tháng 7-1966, 47 nhà khoa học quân sự Mỹ đã họp dưới sự chủ tọa của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mác Namara nhằm nghiên cứu xây dựng hàng rào điện tử này trên cơ sở sử dụng công cụ vũ khí hiện đại mới được phát minh. Qua đó lầu 5 góc dự định hàng rào này gồm 2 bộ phận, một chống người gồm có bãi mìn xác thương, một hệ thống chống xe gồm các máy phát điện tự động chỉ mục tiêu cho máy bay đến bắn phá. Chi phí dự trù khoảng 800triệu đôla và phải mất một năm mới xây dựng xong.
Tuy nhiên do địa hình phức tạp và do sự chống trả quyết liệt của ta, nên Mỹ chỉ xây dựng được hàng rào trên quy mô từ bờ biển Gio Phong lên cứ điểm 31 với chiều dài 3km làm lá chắn bảo vệ cho cửa cảng Việt. Hàng rào gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3m trên mặt cài miền tự động. Phía trước là bãi mìn dày đặt rộng 100m. 2 căn cứ dốc miếu và cồn tiên được xây dựng khá công phu, tạo thế cho tứ giác chiến lược dốc miếu – quán ngang – cồn tiên – bái sơn.
Ở cồn tiên – dốc miếu chúng thiết lập một loạt các lô cốt bê tông, cốt thép vừa di động vừa cố định. Từ trung tâm đến tận mép 17 hàng rào thép gai, chằng chịt hệ thống đường hầm, giao thông hào dày đặc, để chống quân chứa lương thực, vũ khí cơ động sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng chốt giữ tại chỗ chủ yếu là các đơn vị quân Mỹ thuộc sư đoàn American, sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ và các lữ đoàn của sư đoàn kị binh bay số 1. Dốc miếu – cồn tiên được mệnh danh là “con mắt thần”, là “bất khả xâm phạm của nước Mỹ”, chúng đã từng thách thức: một con chuột cũng không chui lọt hàng rào điện tử Mac Namara.
Từ căn cứ 31 lên rừng, chúng tăng cường những cứ điểm mạnh, được trang bị tối tân, rải chất độc hóa học phá trụi cây cối, tạo nên một vùng chắn trước vùng kiểm soát ngày đêm của phương tiện khoa học tân kỳ của Mỹ đặt trên căn cứ và trên máy bay thám thính suốt 24/24 giờ trên dọc trời thuộc hàng rào điện tử Mac Namara.
Suốt 5 năm, từ 1967 đến 1972, du kích gia linh và bộ đội bắc Quảng Trị bám sát đặt từng ngày. Khi bao vây lỏng, khi thép chặt vòng quay, khi đánh lẫn giữ hành lang, thả cốt vào lon bò sữa, treo trên hàng rào, quấy rối không cho địch ngủ yên, tẩm xăng vào chuột, đốt cháy thành ngọn lửa, thả vào hàng rào địch gây những đám cháy làm rối loạn đối phương. Những súng bắn tỉa phục kích, bất cứ lúc nào cũng có thể nhả đạn, biến cuộc sống trên hàng rào điện tử trở nên không bình thường. Liền trong hai trận ngày 27/7/1966 và 20/3/1967, ta tập kích 1000 quả đạn pháo 100 ly, 1,5 ly, 1500 quả đạn kachiusa, 400 quả cối vào căn cứ dốc miếu, diệt 1370 lĩnh Mỹ, phá hủy 3 kho xăng, 4 kho đạn, 11 khẩu pháo, 40 xe, 5 máy bay lên thẳng… tiếp đó hàng rào điện tử liên tục bị đánh tơi tả. Đến năm 1972, chiến dịch tấn công nổi dậy mạnh mẽ trên chiến trường Quảng Trị – dốc miếu – cồn tiên, quân địch đã tháo chạy, bỏ lại hàng rào “bất khả xâm phạm” vào lãng quên. Dốc miếu – cồn tiên đã được xếp hạng di tích cách mạng.
Trên bàn hội nghị Pari lệch cán cân. Hòng lấy lại ưu thế, nghị tấn công Quảng Trị, ngụy quyết dùng hỏa lực mạnh chiếm Quảng Trị trong 2, 3 ngày. 140 lượt máy bay b52, 200 máy bay quân sự chiến đấu, 16 tàu khu trực ngoài khơi liên tiếp dọi lửa đạn vào thành cổ Quảng Trị.
Trong vòng 3 cây số vùng thị xã Quảng Trị và vùng ven có ngày chịu tới 2 vạn quả đạn pháo lớn nhỏ. Tính toàn bộ số bom đạn Mỹ ngụy ném xuống thị xã Quảng Trị được tính bằng 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Thành cổ xưa và tất cả phố xá hầu như bị hủy hoàn toàn. Duy nhất một ngôi nhà đứng vững đó là trường Bồ Đề, tường rách nát thủng lỗ chỗ như mắt lưới… nay đang được bảo vệ như nhân chứng sống duy nhất làm bảo tàng cho 81 ngày đêm quyết tử. Đối mặt với bom đạn nhường ấy, các chốt long hưng, tây la vang, trí bưu, long quang… vẫn đứng vững. Các chiến sĩ luôn giải phóng đã chiến đấu hết sức kiên cường trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm, giáng trả quân thù những đòn đích đáng.
Ngày nay thỉnh thoảng cuốc đất xây móng nhà, nhân dân lại gặp hầm chữ a, trong đó có 5, 7 bộ xương mang quần áo mũ giải phóng, có súng ak, b40. Chứng tỏ các chiến sĩ bám trụ đã bị sức ép và bom đạn vùi lấp trọn cả hầm. Chính ý chí quyết thắng ấy, sau 50 ngày tác chiến, ba sư đoàn tinh nhuệ của địch bị đánh tả tơi, số thương vong tới 10 tiểu đoàn. Kết thúc cuộc đọ sức của thành cổ, Mỹ ngụy đã bỏ lại đây 24.000 tên lính, trong đó có 2 lữ đoàn, 11 tiểu đoàn, 39 đại đội, 180 máy bay bị bắn rơi, phá hủy 240 xe quân sự. Chiến công 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị đã ghi vào lịch sử đấu tranh của cách mạng dân tộc Việt Nam những trang hào hùng đầy máu và lửa. Thành cổ là mảnh đất rực lửa đầy chiến công và sự hy sinh cao quý của quân và dân Quảng Trị anh hùng. Để ghi lại công tích ấy, Quảng Trị đã xây “đài tưởng niệm thành cổ Quảng Trị”. Giữa trung tâm thành cổ xưa. Đài tháp vút cao như tư thế ngẩng đầu bất khuất của mảnh đất này.
Từ thị xã Đồng Hới xuôi theo dòng Nhật Lệ về phía Đông là ra tới cửa Nhật lệ, xưa cửa Nhật Lệ còn có tên là Trú Nha, Cừ Hà… Nơi đây trên đường kinh lý phương Nam: các vua Trần Duệ Tông, Lê Thánh Tông đã từng dừng chân nghỉ ngơi và luyện tập thủy quân. Nơi đây cũng từng là nơi diễn ra nhiều trận thủy chiến ác liệt giữa Trịnh- Nguyễn. Ngày nay trên các cồn cát gần cửa biển vẫn còn dấu tích của các đồn lũy xưa. Đây cũng là nơi đại thi hào Nguyễn Du thời là quan hay ra đây ngắm cảnh và có lẽ cảnh vật nơi đây đã in đậm trong mấy câu trong truyện Kiều:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
Bên bờ Nam cửa Nhật Lệ là quê hương của người mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ Suốt. Phía Bắc cửa Nhật Lệ có Bầu Tró là một hồ nước ngọt lớn, cung cấp nước cho cả thị xã Đồng Hới. Ở đây năm 1923 các nhà khảo cổ đã tìm ra các di vật thời đồ đá. Và di chỉ Bầu Tró được dùng để đặt tên cho một giai đoạn văn hóa, tiền sử phân bố ở vùng ven biển từ Nghệ An cho đến Huế.