Nhà văn Thanh Tịnh là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Sự nghiệp văn chương của Thanh Tịnh bao gồm: viết văn, làm thơ và cộng tác với các bá. Những sáng tác của ông thường nghiêng về đời sống thường ngày. Văn bản "Tôi đi học" in trong tập truyện ngắn Quê mẹ xuất bản năm 1941 của nhà văn Thanh Tịnh. Đây là truyện ngắn của những dòng hồi ức của tuổi thơ rất trong trẻo và xúc động, trong lần đầu đến trường, mang đậm phong cách sáng tác của Thanh Tịnh
Truyện kể lại theo lời nhân vật tôi, trong buổi đầu tiên đi học của mình. Mạch kể của truyện vô cùng tự nhiên. Bằng những cảm xúc chân thành, trong sáng và từ ngữ giàu cảm xúc của mình, nhà văn đã bộc lộ những cảm xúc, hồi tưởng của mình về ngày đầu tiên đi học trong đại của mình. Năm nào cũng vậy, những chiếc lá rụng ngoài đường và những đám mây bàng bạc trên không báo hiệu một mùa thu tựu trường lại đến làm cho tác giả bồi hồi nhớ về những ngày xưa, ngày đầu tiên đi học trọng đại của mình. Bằng giọng văn vô cùng trong trẻo, Thanh Tịnh truyền được cho người đọc những xúc cảm chân thực của ông về ngày trọng đại của mình như vậy. Những từ "náo nức, mơn man" bộc lộ được cảm xúc nghẹn ngào và thiêng liêng, xúc động của Thanh Tịnh về những ngày xưa cũ. Đó là những cảm giác trong sáng của những cậu bé, cô bé bắt đầu gánh vác trên vai sự nghiệp đi học, bước vào một ngưỡng cửa mới. Tâm hồn của những cô bé, cậu bé ấy trong sáng và nảy nở, lâng lâng như hoa tươi trên bầu trời quang đãng. Một cảm xúc thật trong sáng và đẹp đẽ của những học trò nhỏ. Rồi từ mái trường, những học sinh sẽ được chắp cánh ước mơ để đi đến những chân trời mới. Tâm trạng của nhân vật tôi là lo sợ, vẩn vơ. bỡ ngỡ và chỉ dám đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa. Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động hồi hộp và run run. Trong lớp, nhân vật tôi đã nghĩ về lúc tan trường và còn cảm thấy nhớ nhà biết bao. Đây đều là những cảm xúc vô cùng hồn nhiên, trong trẻo của cậu bé lần đầu đi học, như chú chim non vừa muốn bay nhưng cũng còn sự ngập ngừng rụt rè trước thế giới mới.
Đoạn trích “tức nước vỡ bờ” là đoạn trích hay, tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết của nhà văn Ngô Tất Tố, trước tiên là khắc họa thành công và rõ nét hai nhân vật là chị Dậu và tên cai lệ. đoạn trích có ngòi bút miêu tả sống động, linh hoạt cảnh chị dậu đánh nhau với hai tên tay sai. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc, đó là lời ăn tiếng nói bình dị, sinh đọng của đời sống hằng ngày .
Ngô tất tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán tại việt nam với tác phẩm Tắt đèn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thự sâu sắc viết về nông thôn việt man đương thồi. đắc biệt,nhân vật chị Dậu là nhân vật điển hình của người phụ nữ nông thôn. Có thể nói đoạn trính ‘tức nước vở bờ’ là đoạng trích hay nhất trong tác phẩm.