Tiến hành 2 thí nghiệm:
TN1: cho x mol ZnCl2 tác dụng với 120 ml dung dịch KOH 1M tạo thành m gam kết tủa.
TN2: cho x mol ZnCl2 tác dụng với 420 ml dung dịch KOH 1M tạo thành 1,5m gam kết tủa.
Giá trị của x là:
A. 0,1 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,25
Nhận xét: TN2 dùng lượng KOH nhiều gấp 3,5 lần TN1 nhưng lượng kết tủa chỉ tăng 1,5 lần nên TN1 chưa kết tủa hết Zn2+ và TN2 đã kết tủa hết Zn2+ sau đó hòa tan trở lại một phần.
TN1: 0,12 = 2m/99
TN2: 0,42 = 4x – 2.1,5m/99
—> x = 0,15 và m = 5,94
đáp án B ạ?
Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, K2CO3 0,2M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
A. 0,448 và 11,82. B. 0,448 và 25,8.
C. 1,0752 và 23,436. D. 1,0752 và 24,224.
Dung dịch A chứa đồng thời các chất tan: NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Khi dẫn 0,336 lít khí CO2 hoặc 1,456 lít khí CO2 vào V ml dung dịch A đều thu được kết tủa có số gam bằng nhau (các thể tích khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Thể tích V là
A. 200. B. 300. C. 240. D. 150.
Dẫn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị V nằm trong khoảng 0,112 ≤ V ≤ 1,456 thì giá trị m nằm trong khoảng
A. 0,985 ≤ m ≤ 3,94. B. 2,955 ≤ m ≤ 3,94.
C. 0,985 ≤ m ≤ 2,955. D. kết quả khác.
Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thì thu được 19,7 gam kết tủa (TN1). Mặt khác, sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH thì thu được 39,4 gam kết tủa (TN2). Giá trị của V và a tương ứng là:
A. 6,72 và 0,1. B. 5,6 và 0,2.
C. 8,96 và 0,3. D. 6,72 và 0,2.
Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al, Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, dư thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y đến khi kết tủa hoàn toàn các cation kim loại thì thu được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp các oxit. m có giá trị là:
A. 39,2. B. 23,2. C. 26,4. D. 29,6.
Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 1 cốc chứa 480 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng). Sau khi phản ứng kết thúc cho tiếp V ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,1M và NaOH 0,7M vào cốc để kết tủa hết các ion Mg2+ và Zn 2+ trong dung dịch. Giá trị V sẽ là:
A. 486 ml. B. 600 ml. C. 240 ml. D. 640 ml.
Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Fe và FexOy vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:
A. 0,8. B. 1,2. C. 1,1. D. 0,5.
Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với nước dư thu được V lít H2 (đktc). Dung dịch Y và chắt rắn Z. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO (đktc) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được (2m + 56,4) gam muối khan. Thổi khí CO2 vào dung dịch Y thu được (m – 7,44) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với:
A. 16,0. B. 16,5. C. 17,0. D. 17,5.
Có hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa hai cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+: 0,3 mol; Mg2+: 0,2 mol; NH4+: 0,5 mol; H+: 0,4 mol; Cl-: 0,2 mol; SO42-: 0,15 mol; NO3-: 0,5 mol; CO32-: 0,3 mol. Một trong hai dung dịch trên chứa các ion là:
A. K+; NH4+; CO32-; Cl-.
B. K+; Mg2+; SO42-; Cl-.
C. NH4+; H+; NO3-; SO42-.
D. Mg2+; H+; SO42-; Cl-.
Cho V lít dung dịch A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dung dịch ban đầu. Giá trị của V là
A. 0,24 lít. B. 0,237 lít. C. 0,336 lít. D. 0,2 lít.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến