(Bài giải dùng cho học sinh lớp 9)
AlCl3 + 3NaOH —> Al(OH)3 + 3NaCl (1)
Al(OH)3 + NaOH —> NaAlO2 + 2H2O (2)
TN2 dùng lượng kiềm nhiều hơn nhưng lượng kết tủa lại ít đi nên đã xảy ra sự hòa tan kết tủa. TN1 có thể đã xảy ra hòa tan hoặc chưa xảy ra.
TN2: Xảy ra cả (1) và (2)
nNaOH = 1,4; nAlCl3 = 0,4a; nAl(OH)3 = 2b/78
(1) —> nNaOH = 0,4a.3 = 1,2a
Ở (2), nAl(OH)3 bị hòa tan = nAl(OH)3 max – nAl(OH)3 còn lại = 0,4a – 2b/78
(2) —> nNaOH = 0,4a – 2b/78
Vậy nNaOH tổng = 1,2a + 0,4a – 2b/78 = 1,4
—> 1,6a – 2b/78 = 1,4 (*)
TN1: Có 2 trường hợp
nNaOH = 1,3; nAlCl3 = 0,4a; nAl(OH)3 = 3b/78
TN1 – TH1: Chỉ xảy ra (1), khi đó AlCl3 dư, NaOH hết
(1) —> nAl(OH)3 = 3b/78 = 1,3/3 (**)
Kết hợp (*) và (**) —> a = 19/18 và b = 169/15
Khi đó nAlCl3 = 0,4a = 0,422 nhưng nAl(OH)3 = 3b/78 = 0,433: Vô lí, loại.
TN1 – TH2: Xảy ra cả (1) và (2)
Làm tương tự như TN2 ở trên:
1,6a – 3b/78 = 1,3 (***)
Từ (*)(***) ta có:
a = 1
b = 7,8