tìm lỗi sai trong câu: the have been able to learn a lot about life on a farm when they came here

Các câu hỏi liên quan

Con ơi! Nũng nịu, nhõng nhẽo với bố, bố chỉ hơi cao giọng là con đã nước mắt lưng tròng. Con có biết rằng cuộc đời sòng phẳng và cay nghiệt không bao giờ có chỗ cho những người như thế không? Bố đã thường tự nói với mình rằng, người quản lí giỏi là người có thể làm việc hiệu quả với người mình không thích. Người lãnh đạo giỏi là người đứng vững trước mọi lời chỉ trích. Và bây giờ, bố muốn tâm sự với con là nếu có ai đó khen con đẹp, ngoan, hiền, giỏi, xinh, khéo, con sẽ vui và hớn hở vì những mĩ từ vô hình tổng quát. Con sẽ hài lòng khoan khoái vì những khái niệm mơ hồ tạo cảm giác dịu ngọt. Nhưng con không biết có khả năng điều đó không thật, có khả năng là điều đãi bôi, có khả năng là bẫy rập của những toan tính. Nếu có ai đó la mắng, chửi bới, chê bai, trách móc, con sẽ muộn phiền, cau có vì những hắc từ châm chích, cụ thể rõ ràng không tránh được. Nhưng con cần biết rằng có khả năng đó là những lời thật, những bài học không mất học phí. Con sẽ biết điều chỉnh và vươn lên từ những sai lầm (nếu có) và/ hoặc những lời chỉ trích sống sượng của người khác. Những lời chỉ trích là những bài học bổ ích, vô giá và miễn phí, ai đó đang thể hiện chính họ cho con đọc và cảm nhận. Nếu họ đúng, con sai, con biết mình phải điều chỉnh, sửa chữa những gì. Nếu họ sai, con đúng, con biết con phải ngẩng cao đầu, bước tiếp. Hãy cẩn thận với những lời khen tặng và mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời, con nhé! (Con gái, ba có nhiều điều muốn nói với con, Tạ Tình, NXB Dân Trí) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Theo tác giả, những lời “la mắng, chửi bới, chê bai, trách móc” ... có tác dụng gì ? Câu 3. Tại sao người cha lại dặn con: “Nếu họ sai, con đúng, con biết con phải ngẩng cao đầu, bước tiếp”? Câu 4. Anh/ chị rút ra bài học nhận thức và hành động gì sau khi đọc văn bản trên? mong mọi người giúp mình ạ.mình đang cần gấp

Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác. Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân. (Trích Lăng kính tâm hồn- Trish Summerfield,NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh,tr.82) Câu 1. Nêu giá trị của đức tính trung thực được nói tới trong đoạn trích.(0,5 điểm) Câu 2. Trong văn bản tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân? (0,5 điểm) Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?(1,0 điểm) Câu 4. Anh /chị có cho rằng: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân hay không? Vì sao?(1,0 điêmt II. NLXH (2,0 điểm). Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.