Tìm số tự nhiên có hai chữ số ,biết rằng tổng hai chữ số của nó là 14 ,nếu đổi chỗ hai chữ số thì được một số mới lớn hơn số đã cho là 36

Các câu hỏi liên quan

Trong chọn giống cây trồng ,người ta không dùng phương pháp thụ phấn để: A.duy trì 1 số tính trạng mong muốn ; B.tạo dòng thuần C.tạo ưu thế lai ; D.chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống do: A.tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại B.tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau C.xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến NST D.tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội ác chế Qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật thì: A.tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không đổi B.tỉ lệ thể đồng hợp giảm và thể dị hợp tăng C.tỉ lệ hệ đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm D.tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp không đổi Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì : A.để củng cố duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần B.tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt C.là 1 biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi tròng trọt D.tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới Đặc diểm nào sau đây không phải là đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất A.tạo ra dòng thuần dùng để làm giống B.tập hợp các đặc tính quý vào chọn gióng và sản xuất C.củng cố và duy trì 1 số tính trạng mongg muốn D.phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể Tại s 1 số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường giao phối gần k bị thoái hóa A. vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hảm tác hại của những cặp gen lặn gây hại B. vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp k gây hại cho chúng C. vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử D. vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các quy luật di truyền Trường hợp nào sau đây là hiện tượng thoái hóa giống xảy ra? A. cà chua tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ B. đậu hà lan tự thụ phấn qua nhiều thế hệ C. ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ D.chim bồ câu thường xuyên giao phối gần Nếu ở thế hệ P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp tử ở thế hệ con thứ 3 (F3)là A. 87,5% B.75% C.25% D.18,76% Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai F2 là A. 12,5% B.25% C.50% D.75% ĐÁNH MÁY MỎI CẢ TAY CÁC BẠN GIÚP THẢO NHÁ ...

I.ĐỌC HIỂU(3đ) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ngọn nến hi vọng Trong một căn phòng, không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến. Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người – thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”. Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn. Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: ”Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc. “Ta là Tình Yêu – ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt. Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: ”Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ”. Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng, đáp lời cô gái: ‘‘Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”. Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy Vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác. (Theo Hạt giống tâm hồn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Hãy chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên. Câu 3. Hình ảnh “ Ngọn nến hi vọng” có ý nghĩa gì? Câu 4. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện?