-Về kinh tế:
Sau Chiến tranh thế thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
Công nghiệp : khoảng nửa sau những năm 40, Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
Nông nghiệp : năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Iatlia, Nhật Bản cộng lại.
Mĩ nắm 50% tàu bè trên biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới, kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
-Những nhân tố đưa tới sự phát triển là do :
Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi. Mĩ có nguồn nhân công dồi dào, trình độ cao.
Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Mĩ áp dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến điều hành quản lí, giảm giá thành sản phẩm.
Kinh tế Mĩ có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả .
Các chính sách và biện pháp điều tiết của chính phủ Mĩ có vai trò quan trọng, thúc đẩy sản xuất.
Tuy nhiên, nền kinh tế của Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế như không ổn định, thường xuyên suy thoái, vị thế và tốc độ tăng trưởng giảm dần, sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn.
- Về khoa học - kĩ thuật :
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đạt được nhiều thành tựu to lớn trênh các lĩnh vực : khoa học cơ bản, chế tạo công cụ sản xuất mới, sáng chế ra những vật liệu mới, tìm kiếm nguồn năng lượng mới, cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp và công cuộc chinh phục vũ trụ.
-Về chính sách đối ngoại :
Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới. Chiến lược toàn cầu nhằm 3 mục tiêu quan trọng:
Một là, ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ, tiến bộ thế giới.
Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để thưc hiện các mục tiêu trên, Mĩ đã:
Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lươc, tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tới hơn 20 năm (1954-1975).
Năm 1972 Tổng thống Mĩ R. Nichxơn đi thăm Trung Quốc, rồi Liên Xô, nhằm hoà hoãn, với hai nước lớn để chống phá cách mạng các dân tộc.