Tính hoá trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau: a, NH3 b, H2SO4 c, NaCO3 d, Fe2O3 - N có hoá trị là: - SO4 có hoá trị là: - Na2 có hoá trị là: - Fe có hoá trị là:

Các câu hỏi liên quan

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Lời thơ giản dị nhưng chứa chan tình nghĩa, gần gũi với mọi người. Sách còn ngược dòng thời gian giúp người đọc cảm nhận được số phận người dân trong xã hội phong kiến, đặc biệt là người phụ nữ. Qua bài “Chinh phụ ngâm khúc” ta hiểu được nỗi lòng của người vợ, ước mong đôi lứa và chán ghét chiến tranh. Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ta cảm được thân phận của người phụ nữ bé mọn phụ thuộc vào gia đình và cả xã hội nhưng vẫn giữ được những nét đẹp trưng trinh cao quý: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non… Từ đó, ta biết thông cảm với ngườỉ phụ nữ hơn. Sách cũng hướng đến những vấn đề thời sự trong xã hội hiện đại. Đó là vấn đề học tập của học sinh trong văn bản “Cổng trường mở ra” của Lí Lan. Đó là vấn đề quyền trẻ em, tình cảm gia đình trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài. Đọc cuốn sách này, ta còn có rất nhiều kinh nghiệm bổ ích qua việc học hỏi những kinh nghiệm của dân gian: kinh nghiệm về thời tiết, về lao động sản xuất, về con người xã hội: “Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”, “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”, “Người ta là hoa đất”,… Đặc biệt, cuốn sách cũng chú trọng cung cấp cho người học cách thức tạo lập những văn bản hành chính để đáp ứng nhu cầu khi có những sự việc cần giải quyết như đề nghị nhà trường cấp đồ dùng mới, đơn xin nghỉ học,… Đó là những điều bổ ích thực tế và quan trọng hơn cả là chúng giúp ý thức của chúng ta được nâng cao hơn, từ đó làm được những việc có ích, có nghĩa. Còn có biết bao điều bổ ích mà ta chưa thể nói hết về hai cuốn sách đặc biệt này. Hai cuốn sách Ngữ văn vừa cho ta hiểu biết, dạy ta kĩ năng, vừa bồi dưỡng cho ta những tình cảm đúng đắn, tốt đẹp… Và để cảm nhận hết những điều to lớn ấy, không gì hơn là phải học tập chăm chỉ, cần cù đối với từng bài học.

I/ Trắc nghiệm: ( 4,0 điểm ) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Ai là tác giả của văn bản Cây tre Việt Nam? A. Duy Khán. B. Nguyễn Duy. C. Tô Hoài. D. Thép Mới. Câu 2: Văn bản Cây tre Việt Nam thuộc thể loại nào ? A. Kí. B. Tiểu thuyết. C. Thơ. D. Truyện ngắn. Câu 3: Trong bài Cây tre Việt Nam, tác giả đã không dùng danh hiệu nào để gọi cây tre? A. Anh hùng lao động. B. Anh hùng chiến đấu. C. Bạn thân của nhân dân Việt Nam. D. Biểu tượng cho nền văn hóa Việt Nam. Câu 4: Khi viết “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 5: Từ nào không thể thay thế cho từ nhũn nhặn trong câu “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn” ? A. Giản dị. B. Bình dị. C. Khiêm nhường. D. Bình thường. Câu 6: Trong văn bản Cây tre Việt Nam, tác giả đã miêu tả phẩm chất nổi bật nào của tre ? A. Thanh thoát, dẻo dai. B. Thẳng thắn, bất khuất. C. Gắn bó, thủy chung. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 7: Câu nào không nêu đúng lí do khiến cây tre trở thành biểu tượng cho đất nước và dân tộc Việt Nam trong bài Cây tre Việt Nam ? A. Cây tre có sự gắn bó thân thiết, lâu đời với con người Việt Nam. B. Cây tre xuất hiện trong nhiều câu chuyện cổ dân gian của người Việt. C. Cây tre có vẻ đẹp bình dị thân thương. D. Cây tre có nhiều phẩm chất quý báu. Câu 8: Chọn câu phù hợp với chủ đề của văn bản Cây tre Việt Nam. A. Cây tre là người bạn thiết của nông dân Viêt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. B. Nhưng nứa tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hòa bình. C. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn ? A. Khi nào nấu xong cơm canh thì tôi sẽ bảo anh. B. Nếu vợ chồng không biết bảo ban nhau thì lúc nào cũng cơm không lành canh không ngọt. C. Cơm canh đã nấu xong cả rồi đấy. D. Trưa nay em có nấu cơm không ? Câu 10: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Chim én về theo mùa gặt. B. Những dòng sông đỏ nặng phù sa. C. Tôi đi học, còn bố đánh trâu ra đồng. D. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn ? A. Hai chữ mạch lạc trong Đông y vốn có ý nghĩa là mạch máu trong thân thể. B. Mạch lạc có nghĩa là gì nhỉ ? C. Chị có thể giải thích hai từ mạch lạc giúp tôi được không ? D. Em hãy trình bày bài viết mạch lạc để các bạn dễ hiểu nhé ! Câu 12: Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật đơn ? A. Xưa kia, nếu một cô gái có làn da trắng cùng với mái tóc dài thì sẽ được tất cả mọi người khen là đẹp. B. Chị có thích con gái da trắng tóc dài không ? C. Mẹ tôi có mái tóc dài. D. Hãy mở cửa cho tôi. Câu 13: Câu nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Tuổi già hút thuốc làm vui. B. Mấy hôm nay, trời mưa lớn, nước ngập trắng đồng. C. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế cường tráng. D. Tre giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Câu 14: Câu trần thuật "Anh ấy là người sống có trách nhiệm." biểu thị ý nghĩa gì ? A. Giới thiệu. B. Nêu định nghĩa. C. Đánh giá. D. Miêu tả. Câu 15: Câu trần thuật "Sáng nào cô ấy cũng dậy sớm để giúp bố mẹ việc nhà." biểu thị ý nghĩa gì ? A. Đánh giá về một sự việc. B. Kể về một sự việc. C. Giới thiệu sự việc. D. Trình bày về một sự việc. Câu 16: Câu nào nêu đầy đủ nhất về khái niệm câu trần thuật đơn? A. Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C - V tạo thành, được dùng để giới thiệu, tả, kể hoặc nêu ý kiến về các sự vật, sự việc. B. Trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, được dùng chủ yếu trong các văn bản miêu tả và thuyết minh. C. Câu trần thuật đơn là câu do một kết cấu C -V tạo thành, được dùng để giới thiệu, tả, kể và bộc lộ cảm xúc, thái độ đối với sự vật, sự việc được đề cập đến. D. Câu trần thuật đơn là câu có một kết cấu C -V , được dùng để nêu lên những ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của người nói, người viết.