Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 48g cacbon, sinh ra sản phẩm duy nhất là khí cacbonic có khối lượng là 176g

Các câu hỏi liên quan

NỘI DUNG BÀI TẬP LẦN 3 MÔN NGỮ VĂN 7 I. TRẮC NGHIỆM: (3,5đ) Câu 1: Thế nào là văn nghị luận? A. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe trình tự, diễn biến của sự việc. B. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm tái hiện cho người đọc, người nghe những đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng. C. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. D. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm biểu đạt cho người đọc, người nghe tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá đối với thế giới xung quanh. Câu 2: Lập luận là gì? A. Lập luận là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. B. Lập luận là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. C. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. D. Lập luận là luận điểm chính của bài văn. Câu 3: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, ta lược bỏ thành phần nào của câu? A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C. Vị ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ Câu 4: Các vế của câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” có quan hệ gì? A. Vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ bổ sung cho nhau B. Vừa có quan hệ đẳng lập, vừa có quan hệ so sánh C. Vừa có quan hệ so sánh, vừa có quan hệ tương phản D. Vừa có quan hệ so sánh, vừa có quan hệ tăng tiến Câu 5: Quan hệ giữa hai vế của câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” là quan hệ gì? A. Quan hệ đẳng lập B. Quan hệ so sánh C. Quan hệ tương phản D. Quan hệ tăng tiến Câu 6: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau đây: ....mùa xuân đã qua.....hoa mận vẫn nở trắng khắp các sườn đồi. A. Vì... nên B. Chẳng những... mà còn C. Nếu... thì D. Tuy... nhưng Câu 7: Dòng nào sau đây không chứa cặp từ trái nghĩa: A. Trẻ- già. B. Sáng- tối. C. Sang- hèn D.Chạy- nhảy. II. TỰ LUẬN: (6,5đ) Câu 1: Phân biệt tục ngữ với thành ngữ ? Câu 2: Trong các trường hợp sau, câu nào là câu rút gọn? Chỉ rõ những thành phần nào của câu được rút gọn? a. Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao) b. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do. (Hồ Chí Minh) c. Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! (Khánh Hoài) d. Uống nước nhớ nguồn. (Tục ngữ) e. - Anh ấy đi khi nào? - Hôm nay.

1 Để tăng cường lực lượng binh lính phục vụ chiến tranh, thực dân Pháp đã A: khuyến khích người dân tăng tỷ lệ sinh. B: tiến hành bắt lính. C: trả tiền cao để thanh niên hăng hái gia nhập quân ngũ. D: kêu gọi mọi người gia nhập quân đội. 2 Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta ở đâu ? A: Gia Định. B: Đà Nẵng. C: Hà Nội. D: Huế. 3 Lực lượng đông đảo nhất của nghĩa quân Yên Thế là A: nông dân và công nhân. B: đồng bào thiểu số. C: nông dân. D: thợ thủ công. 4 Sự kiện nào mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp? A: 23 – 2 – 1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. B: 31-8-1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. C: 1-9-1858, Liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. D: 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định. 5 Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX? A: Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX. B: Đã làm thay đổi tư tưởng bảo thủ của vua quan nhà Nguyễn. C: Đã gây được tiếng vang lớn. D: Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời. 6 Rạng sáng ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, thực hiện kế hoạch A: “đánh nhanh, thắng nhanh”. B: “vừa đánh, vừa đàm”. C: “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”. D: “chinh phục từng gói nhỏ”. 7 Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với các bậc tiền bối? A: Tìm cách chấn hưng dân khí để đuổi Pháp về nước. B: Sang Pháp tìm hiểu nước Pháp để về giúp đồng bào mình chống lại Pháp. C: Tìm sự trợ giúp của Nhật Bản để chống Pháp. D: Bất hợp tác với Pháp để Pháp tự động rút lui. 8 Năm 1904, Phan Bội Châu lập ra hội nào dưới đây ? A: Hội Nghiệp đoàn. B: Hội Duy Tân. C: Hội Tao Đàn. D: Hội Khuyến Học. 9 Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B: Hiệp ước Hác-măng (1883). C: Hiệp ước Giáp Tuất (1874). D: Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). 10 Cuộc vân động Duy tân ở Trung Kì nổ ra đầu tiên ở tỉnh A: Nghệ An. B: Quảng Nam. C: Phan Thiết D: Hà Nội.