Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì: - Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp : + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864). + Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo. - Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau : + Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,... + Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông..., Câu 2:
TRÌNH BÀY KHỞI NGHĨA YÊN THẾ:
1. Nguyên nhân
2. Diễn biến
3. Kết quả
4. Ý nghĩa
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Nhân dân Yên Thế đứng dậy đấu tranh chống lại âm mưu bình định của thực dân Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình.
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế diễn ra qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1884-1892): Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ( Đề Nắm lãnh đạo).
+Giai đoạn 2 (1893- 1908): Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở (Đề Thám lãnh đạo).
+ Giai đoạn 3 (1909-1913): Pháp tập trung lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Yên Thế (Đề Thám lãnh đạo).
Kiến thức cần nhớ: Giai đoạn II có hai lần quân Yên Thế phải giảng hòa và 26/10/1894 và 12/1897 với lí do chênh lệch lớn về lực lượng. Cũng một phần là quân Yêu Thế muốn chú tâm xây dựn lực lượng bền chắc hơn ở Phồn Xương để đánh quân Pháp.
- 10/2/1913: Đề Thám bị sát hại, nghĩa quân dần tan rã.
- Thể hiện tinh thần yêu nước.
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.
- Gắn liền với tên tuổi của người lãnh đạo tài ba, giỏi giang - Đề Thám.
- Là bài học kinh nghiệm giúp cho những phong trào, khởi nghĩa về sau học hỏi.