( 3 điểm)1. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 vào nước, thu được dung dịch X. Cho một lượng Cu dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y có b gam muối. Cho một lượng Fe dư vào thu được dung dịch Z có chứa c gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 3b = a + 2c. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.2. A là hỗn hợp gồm Al, Zn và Fe. Khi cho 20,4 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 (đktc). Mặt khác 0,2 mol hỗn hợp A phản ứng vừa đủ 6,16 lít Cl2 (đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.A.B.C.D.
(1.0 điểm)Viết các phương trình phản ứng có thể được sử dụng để thự hiện các chuyển hóa sau (sử dụng thêm các chất cần thiết khác)NaCl → NaOH → H2 → Cu → Ag → NOA.B.C.D.
(1.5 điểm)Nguyên tố X tạo thành hai oxit X và Y. Khi phân hủy 10 gam oxit tạo thành oxit Z và 1,68 lít khí oxi (đktc). Mặt khác, 10 gam oxit Y khi phản ứng với chất X tạo thành 15,2 gam oxit. Xác định công thức phân tử của X, Y và Z nếu biết rằng trong mỗi oxit, nguyên tố X có hóa trị khác nhau.A.B.C.D.
(3 điểm)1. Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 90 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Còn nếu cho 140 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Xác định giá trị của m.2. Đốt cháy hoàn toàn 1,93 gam hỗn hợp gồm C2H3COOC2H5, CH2=C(CH3)-COOH, CH3COOC2H3 và CH2=C(CH3)-COOCH3 rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa và dung dịch X, dung dịch X có khối lượng giảm 3,97 gam so với khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Tính thể tích hơi của sản phẩm cháy ở O0C và 1atm.A.B.C.D.
(2 điểm) Dẫn từ từ 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO và H2 (có tỉ khối so với H2 là 4,25) qua ống chứa 8,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 nung nóng (không có mặt oxi) thu được hỗn hợp khí B và chất rắn D. Cho B sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 3,5 gam kết tủa và 0,672 lít (đktc) một khí E không bị hấp thụ. Hòa tan hoàn toàn D bằng dung dịch H2SO4 loãng rất dư thu được 1,12 lít khí E (đktc) và dung dịch F. F tác dụng vừa đủ với 95 ml dung dịch KMnO4 0,2M. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp A và D.A.B.C.D.
(2 điểm) Biết A là một muối của nhôm và B là một muối của sắt ở dạng khan. Hòa tan hỗn hợp A và B vào nước được dung dịch X. Chia X thành bốn phần bằng nhau, mỗi phần có thể tích 50ml:- Cho phần thứ nhất phản ứng với dung dịch BaCl2 dư tạo ra 3,495 gam kết tủa không tan trong axit- Cho phần thứ hai phản ứng với dung dịch AgNO3 dư tạo kết tủa Y (bị chuyển màu khi chiếu sáng). Cho Y vào dung dịch NH3 dư thì Y tan một phần. Lọc lấy phần không tan, rồi cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì chất rắn tan hết và giải phóng khí NO.- Cho phần thứ ba tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, khi không có mặt oxi, tạo ra 5,295 gam kết tủa.- Cho phần thứ tư tác dụng với NH3 dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức của A, B tính nồng độ mol của dung dịch X và khối lượng của Z.A.B.C.D.
(2 điểm)a. Hợp chất X mạch hở khi cháy tạo ra CO2 và H2O. Tỉ khối của X so với H2 bằng 39. Khi cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra kết tủa Y có khối lượng mol bằng 292 gam/mol.Viết các công thức có thể có của X.b. A, B, C, D, E và F là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức và nhóm chức này phản ứng được với dung dịch NaOH, các chất trên có công thức chung là (CxH4Ox)n. Trong đó: MA = MB < MC = MD = ME = MF (M là phân tử khối). Xác định công thức cấu tạo của các chất từ A tới F. Biết rằng chỉ có các chất A và C phản ứng với NaOH ra muối và nước.A.B.C.D.
(2 điểm) A và B là hai hợp chất hữu cơ mạch hở chứa C, H, O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 3,04 gam A tạo ra 2,688 lít CO2 (đktc) và 2,88 gam H2O. Cho A tác dụng với B có H2SO4 đặc xúc tác, được sản phẩm hữu cơ C có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam C cần 7,28 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác 6,88 gam C phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức cấu tạo của A, B và C.A.B.C.D.
(2 điểm)1. Nung hoàn toàn chất rắn A thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh liệt với nước thu được dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C làm vẩn đục dung dịch D. Khi cho B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thu được chất rắn E và giải phóng khí F. Cho E phản ứng với nước thu được khí không màu G. Khí G cháy cho nước và khí C. Xác định công thức các chất: A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.2. Trong một bình kín chứa đồng thời các khí SO2, CO2, SO3, CO. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết từng khí trong hỗn hợp nói trên.A.B.C.D.
(2 điểm)2. Ba chất hữu cơ X, Y, Z có thành phần chứa C, H, O và kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. A là hỗn hợp của ba chất trên, khối lượng mol phân tử trung bình của A là 67. Trong A, Y chiếm 29,85% về khối lượng, số mol của Y là trung bình cộng của X và Z. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của ba chất trên, biết rằng Z có bốn đồng phân cùng chức.A.B.C.D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến