1.
- Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
- Việt Nam bị chia làm ba xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau : Bắc Kì (nửa bảo hộ), Trung Kì (bảo hộ), Nam Kì (thuộc địa).
- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu là viên quan người Pháp.
- Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản.
\(\rightarrow\) Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do người Pháp chi phối.
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
2.
- Nông nghiệp:
+ Cướp đoạt ruộng đất.
+ Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp:
+ Khai thác mỏ (than, kim loại…) để xuất khẩu.
+ Phát triển công nghiệp nhẹ \(\rightarrow\) thu nguồn lợi lớn.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
- Giao thông vận tải: xây dựng giao thông để tăng cường bóc lột.
- Tài chính: Đặt ra nhiều loại thuế.
3.
- Giai đoạn đầu, duy trì giáo dục thời phong kiến.
- Về sau, mở trường học cùng một số cơ sở văn hóa, y tế,… phục vụ cho việc cai trị của Pháp.
\(\rightarrow\) Thực chất là phục vụ cho âm mưu nô dịch và ngu dân đối với đất nước ta.