Khổ thơ thứ sáu bài thơ ''Ánh trăng'' : Lớp trầm tích của bài thơ
- "Trăng tròn vành vạnh'' và "người vô tình" là 2 hình ảnh tương phản nhau:
--> Sự thủy chung ân nghĩa của quê hương và thói bạc bẽo vô ơn của con người
- Sự chuyển hóa hình tượng "vầng trăng" thành "ánh trăng" mang nhiều ý nghĩa:
+ "Vầng trăng" là hình ảnh tả thực, cụ thể gắn liền với quê hương, quá khứ và tuổi thơ
+ "Ánh trăng" là hình ảnh khái quát, ánh sáng tạo ra từ vầng trăng đủ sức soi chiếu góc khuất con người
- Phép nhân hóa "Vầng trăng im phăng phắc" là sự bao dung độ lượng
- "Vầng trăng im phăng phắc" nhưng lại đủ cho con người ta "giật mình"
--> Đó không phải là cái giật mình trong vô thức mà la sự thức tỉnh lương tâm, sám hối, ăn năn khi nhận ra sai lầm của đời mình
--> Ý nghĩa nhân văn của bài thơ: Con người có thể mắc sai lầm nhưng điều quan trọng là phải biết sửa sai và hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Đây cũng là chủ đề của tác phẩm nhắc nhở con người với lối sống thủy chung, ân nghĩa, uống nước nhớ nguồn