Tổng số hạt proton, notron, electron trong một nguyên tử A là 16, trong nguyên tử B là 58. Tìm số Z và số khối của A, B; giả sử sự chênh lệch giữa số khối và khối lượng nguyên tử trung bình không quá 1 đơn vị.
Xác định A:
S = 2Z + N = 16
S/3,5 ≤ Z ≤ S/3 —> 4,6 ≤ Z ≤ 5,3
—> Z = 5
—> N = 6
—> A = 11 (Thỏa mãn, vì nguyên tố Z = 5 có M = 10,81)
Xác định B:
S = 2Z + N = 58
S/3,5 ≤ Z ≤ S/3 —> 16,6 ≤ Z ≤ 19,3
—> Z = 17, 18, 19
Khi Z = 17 thì N = 24 —> A = 41 (Loại vì M = 35,45)
Khi Z = 18 thì N = 22 —> A = 40 (Nhận vì M = 39,948)
Khi Z = 19 thì N = 20 —> A = 39 (Nhận vì M = 39,098)
Cho một kim loại M tác dụng vừa đủ vói 4,032 lít khí Cl2 (đktc) thu được 16,02 gam MCl3.
a) Xác định khối lượng nguyên tử kim loại M.
b) Xác định khối lượng riêng trung bình của M? Suy ra tỷ lệ % về thể tích chiếm bởi các nguyên tử so với thể tích tinh thể. Biết M có R = 1,43.10^-8 cm; d thực= 2,7 g/cm3
Điện phân dung dịch chứa 0,6 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian, dừng điện phân thu được dung dịch Y giảm 43 gam so với dung dịch ban đầu. Cho tiếp m gam Fe vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,5m gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị m là
A. 30,4 B. 15,2
C. 18,4 D. 36,8
X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác; trong đó X no, Y không no chứa một liên kết C=C, Z chứa 5 liên kết π trong phân tử và nY = 2nZ. Đun nóng 46,4 gam E cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được một ancol T duy nhất và hỗn hợp chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic đều đơn chức có tỉ lệ mol là 7 : 2. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 21,36 gam. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là.
A. 35,68% B. 36,42% C. 34,83% D. 32,16%
Hỗn hợp X gồm este Y (C5H10O2) và este Z (C4H6O4) đều mạch hở; trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,2 mol X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol kế tiếp và m gam muối. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 10,02 gam. Giá trị của m là
A. 21,48. B. 25,64. C. 24,18. D. 26,54.
X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 3 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn có tổng số hạt proton là 70. Xác định X, Y, Z.
Hòa tan hoàn toàn 1,62 gam Al vào 280 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch A và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, cho 7,35 g hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào 500 ml dung dịch HCl a mol/l, được dung dịch B và 2,8 lít H2 (đktc). Khi trộn dung dịch A vào B thấy tạo 1,56 g kết tủa. Giá trị của A là:
A. 0,15. B. 0,50. C. 0,25. D. 0,30.
Hoà tan 13,9 gam một hỗn hợp A gồm Al, Cu và Mg bằng V ml dung dịch HNO3 5M vừa đủ giải phóng ra 20,16 lít NO2 và dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Cho luồng khí H2 dư qua D thu được 14,4 gam chất rắn E.
a) Tính số gam muối tạo thành trong B.
b) Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong A.
c) Tính V (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng 1,37 mol O2, thu được 1,19 mol CO2. Nếu thủy phân 0,3 mol X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Tỉ khối của Y so với He bằng 73/6. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là
A. 10,87%. B. 20,65%. C. 18,12%. D. 12,39%.
Cho 8 gam Ca tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối khan có trong dung dịch X và khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X.
Cho m gam KHCO3 vào 400 ml dung dịch KOH 1M thu được 400 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 200ml dung dịch X vào 200 ml dung dịch HCl aM thu được 3,584 lít khí(đktc). Mặt khác, cho từ từ đến hết 200ml dung dịch HCl aM vào 200ml dung dịch X thu được 4,48 lít khí. Tính a và m.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến