Trên tia \(Ox\) ta có :
+) \(OA < OB (4cm < 6cm)\) nên điểm \(A\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(B\)
\(\Rightarrow OA + AB = OB\)
\(\Rightarrow AB = OB - OA = 6-4=2cm.\)
+) \(OA < OC (4cm < 8cm)\) nên điểm \(A\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(C\)
\(\Rightarrow OA + AC = OC\)
\(\Rightarrow AC = OC - OA = 8-4=4cm.\)
+) \(OB < OC (6cm < 8cm)\) nên điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(O\) và \(C\)
\(\Rightarrow OB + BC = OC\)
\(\Rightarrow BC = OC - OB = 8-6=2cm.\)
So sánh độ dài các đoạn thẳng ta có :
\(OA= AC =4cm\) ;
\(AB = BC = 2cm\) \((*)\)
Ta có điểm \(A\) và điểm \(B\) cùng nằm giữa hai điểm \(O\) và \(C\); lại có \(OA <OB\) nên trên tia \(Ox\) ta có các điểm theo thứ tự lần lượt là \(O\;;\;\; A\;;\;\; B \;;\;\; C\).
Hay ta có điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(C\) \((**)\)
Từ \((*)\) và \((**)\) suy ra điểm \(B\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AC\).