Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ 1919 - 1933.
Về kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 đến 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
Nông nghiệp: Pháp đầu tư nhiều nhất, tăng cường cướp đoạt ruộng đất của nông dân, chủ yếu trồng cao su, diện tích trồng cao su được mở rộng, nhiều công ty cao su được thành lập.
Công nghiệp: Pháp còn mở mang các ngành dệt, muối, xay xát...Chú trọng khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than, ngoài ra còn khai thác thiếc, kẽm, sắt...
Thương nghiêp: ngoại thương có bước phát triển, quan hệ buôn bán nội địa được đẩy mạnh. Xong do Pháp nắm độc quyền.
Giao thông vận tải: được mở rộng để phục vụ khai thác. Hệ thống đường sắt phát triển. Các tuyến đường thuỷ, bộ cũng đuợc mở rộng, nhiều hải cảng được mở rộng và xây dựng.
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, cho vay lãi Thực dân Pháp còn thi hành tăng thuế, do đó ngân sách Đông Dương năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
Hậu quả: Pháp du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN), xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt so với trước chiến tranh, nhưng về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn bị kìm hãm và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.