a) Phương hướng hoàn thiên cơ cấu ngành công nghiệp
- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước ũng như xu thế chung của khu vực và thế giới
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phảm
b) Phương hướng quan trọng nhất là xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, vì
- Sự tồn tại và phát triển các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thị trường đóng vai trò quan trọng nhất bởi nó điều tiết sản xuất.
- Tuy nhiên, thị trường lại luôn luôn biến động. Vì vậy, sản xuất công nghiệp phải linh hoạt nhằm đáp ứng với nhu cầu của thị trường đã bão hòa.
- Một vài chứng minh cụ thể :
+ Ở Việt Nam hiện nay, do nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên tốc độ xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tăng nhanh. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng) có nhu cầu lớn. Vì thế chúng ta đã có chủ trương cải tạo, nâng cấp các nhà máy xi măng hiện có, đồng thời tiếp tục xây dựng một số nhà máy xi măng cả ở Trung Ương và địa phương để thỏa mãn nhu cầu trong nước.
+ Những ngành sản xuất máy công cụ, động cơ điện, máy bơm nước, máy khâu,. chỉ sản xuất có mức độ vì thị trường đã bão hòa. Hơn nữa, xét về mặt chất lượng hay giá cả cũng khó có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
+ Ở Nhật Bản rất chú trọng xây dựng các xí nghiệp có quy mô trung bình và nhỏ, vì vốn đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh và rất thích ứng với những biến động của thị trường. Đó có thể là bài học đối với thị trường ở nước ta.