+ Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
- Quy mô : Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng nhanh đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống. Kim ngạch xuất, nhập đều tăng phản ánh sự phát triển của đất nước.
- Cơ cấu mặt hàng
+ Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng, chất lượng ngày càng cao
+ Các mặt hàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước
b) Tồn tại : Tình trạng nhập siêu kéo dài; kha năng cạnh tranh còn hạn chế
* Mặt tích cực: - Cán cân xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi: Sau nhiều năm nhập siêu, vào năm 1992 lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay, nước ta lại tiếp tục nhập siêu nhưng về bản chất khác xa với nhập siêu của trước thời kỳ Đổi mới. - Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta ngày càng tăng nhanh. - Thị trường mua bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa - đa phương hóa. Ngoài các thị trường truyền thống (Nga và Đông Âu), nước ta đã tiếp cận được nhiều thị trường mới. Hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Trong hoạt động xuất nhập khẩu có những đổi mới về cơ chế quản lý. Đó là việc mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương. Xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và chuyển sang hạch toán kinh doanh tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng luật pháp và chính sách. * Tồn tại: - Nước ta vẫn nhập siêu. - Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn hoặc phải nhập nguyên liệu.