Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tranh
Nam Bắc Triều:
nguyên nhân:
- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là 1 võ quan triều Lê tên là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.
- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.
hậu quả: Cuộc chiến tranh Nam bắc Triều kéo dài gần 50 năm, gần 40 trận lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề, nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng,
-hàng vạn người bị bắt đi làm lính, dân bị chết đói.
-Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.-
Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường.
-Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.
- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
Trịnh Nguyễn:
Nguyên nhân :Sau lúc Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa .Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
suy ra: Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Hậu quả
- Cuộc chiến đã làm cản trở sự phát triển của đất nước ta: Nhân dân hai miền phải li tán....Cả hai bên đều kiệt quệ về người và của phải đình chiến, đất nước tiếp tục bị chia cắt.
- Đất nước ta bị chia cắt thời gian dài trong suốt hai thế kỉ: Chiến tranh Trịnh Nguyễn ròng rã 46 năm gây nên các tổn thất nặng nề về người và của. Nhân dân ta bị chia cắt thành hai phía, gây ra mâu thuẫn và thù hằn dân tộc. Địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chịu các tổn thất và tàn phá nghiêm trọng của chiến tranh.
- Ở Đàng Trong: Con cháu họ Nguyễn cũng đã truyền nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn”.
- Ở Đàng Ngoài: Cho đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, đã xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. “Chúa Trịnh” thì nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Tuy nhiên thì mối quan hệ giữa hai thế lực này là dựa dẫm vào nhau để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình, lịch sử gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”
.html#ixzz6pwIRk8Ch