Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a. Nguyên nhân: nhân dân ta bị sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
b. Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Thái thú Tô Định hoảng sợ phải bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan.
c. Kết quả: khởi nghĩa giành thắng lợi.
*Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa về cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
a. Nguyên nhân: nhà Lương phân biệt đối xử với người Việt, thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế.
b. Diễn biến:
- Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4-542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.
c. Kết quả:
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế)
- Đặt tên nước là Vạn Xuân.
- Xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
- Lập triều đình với hai ban văn võ
*Ý nghĩa: thể hiện tinh thần, ý chí độc lập.
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa về cuộc khởi nghĩa Bạch Đằng:
a. Nguyên nhân: Dương Đình Nghệ bị 1 viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức.
b. Diễn biến:
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển nước ta.
- Lúc nước triều đang lên, Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.
- Đội thuyền chiến Quân Nam Hán rối loạn, vua Nam Hán ra lệnh rút quân về nước.
c. Kết quả: Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
*Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.