Em tham khảo nhé:
I.Vài nét về tiểu sử và con người
- Sinh năm 1917 – mất năm 1951.
- Tên khai sinh là Trần Hữu Tri.
- Quê quán: huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Xuất thân: trong một gia đình công giáo trung nông. Cha làm nghề thợ mộc kiêm thầy lang. Chỉ có Nam Cao được ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng do sức khỏe yếu, chưa học hết bậc thành trung, ông về quê lấy vợ năm 18 tuổi, Sau đó theo cậu vào Nam. Con đường của Nam Cao giống phần lớn các trí thức đương thời, đều được ăn học, hăm hở bước vào đời, vươn tới những ước mơ cao đẹp nhưng khi va đập thực tế thì vỡ mộng.
- Trước Cách mạng tháng Tám, rất chật vật trong công cuộc mưu sinh.
- Từ 1943, tham gia và tận tụy phụng sự cách mạng và kháng chiến cho đến lúc hi sinh.
+ 1943: tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc.
+ 1945: tham gia cướp chính quyền Cách mạng.
+ 1946: tham gia đoàn Nam tiến với tư cách phóng viên.
+ 1947: lên Việt Bắc, làm công tác tuyên truyền cách mạng.
+ 1951: trong chuyến công tác, Nam Cao hi sinh với tư cách một chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
Con người
- Bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm sôi sục, phong phú. Nên có hình ảnh so sánh Nam Cao như cái phích bên trong thì ấm nóng nhưng bên ngoài lạnh giá, bình thường.
- Là người trí thức, nhà văn “trung thực vô ngần” (Tô Hoài)
- Luôn suy tư và băn khoăn về cuộc sống, đồng loại, từ đó khái quát thành những triết lí.
- Là người có tấm lòng đôn hậu, gắn bó với quê hương, chan chứa tình yêu thương với những người dân nghèo khổ.
1. Sự nghiệp văn học
a.Quan điểm nghệ thuật
- Nghệ thuật phải “vị nhân sinh”.
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”
-Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm với trang viết của mình.
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào đã là bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
-Nghề văn phải là nghề sáng tạo
“Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
-Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả
“Một tác phẩm có giá trị phải ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn.”
- Sau cách mạng: Sống đã rồi hãy viế
b.Các đề tài chính
Trước Cách mạng tháng Tám 1945
* Người trí thức nghèo
- Giá trị hiện thực: tấn bi kịch tinh thần, họ là những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có tài năng và khát khao nhưng bị cuộc sống “áo cơm ghì sát đất”, rơi vào tình cảnh sống mòn, sống thừa
- Giá trị nhân đạo:
+ Sự đồng cảm, chia sẻ, thương xót cho tấn bi kịch của người trí thức nghèo.
+ Lên án, tố cáo xã hội đương thời không đảm bảo quyền sống tối thiểu của con người.
+ Trân trọng, ngợi ca khát vọng cao đẹp, khát vọng muốn sống có ý nghĩa, có ích của những trí thức nghèo.
*Người nông dân nghèo
- Giá trị hiện thực: bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa cả nhân hình và nhân tính.
- Giá trị nhân đạo:
+ Xót thương, đồng cảm với tình cảnh của những người dân nghèo bị đẩy đến đường cùng.
+ Lên án, tố cáo xã hội đẩy người nông dân vào cảnh sống ấy.
+ Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo.
Sau Cách mạng tháng Tám
Là cây bút tiêu biểu của văn học kháng chiến, tiêu biểu với tập nhật kí “Ở rừng” và truyện ngắn “Đôi mắt”
2. Phong cách nghệ thuật
- Biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
- Kết cấu theo mạch tâm lí nhân vật.
- Giọng điệu linh hoạt.