Đáp án đúng:
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức đã học trong tiết 2 bài “Con người trong kịch”. Kết hợp với kỹ năng viết đoạn văn nghị luận văn học.Giải chi tiết:I. MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
II. THÂN BÀI:
1. Giới thuyết chung:
- Giới thiệu về tác phẩm: Nếu như Chữ người tử tù là một truyện ngắn lãng mạn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn tuân thì Vĩnh biệt Cửu Trùng đài là một vở bi kịch xuất sắc
- Giới thiệu về tác giả: Cả hai đều là nhà văn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945 Cả hai nhà văn đều có hững thú khai thác những vấn đề lịch sử của dân tộc.
- Tình tri kỉ: Đề tài nổi bật trong văn học. Thể hiện một sự thấu hiểu và thể hiện khát vọng thấu hiểu của con người.
2. Phân tích chứng minh:
2.1. Những điểm giống nhau:
- Đều gặp nhau trong hoàn cảnh éo le và khó khăn.
+ Huấn Cao và Quản ngục gặp nhau trong tù và đối nghịch với nhau về mặt phương diện xã hội. Tưởng như giữa học không có điểm chung
+ Vũ Như Tô và Đan Thiềm gặp nhau ở trong cung, lúc ban đầu không hiểu nhau.
-> Làm nổi bật lên sự thấu hiểu và sẵn sàng hi sinh cho nhau
+ Thể hiện qua tình cảm mà quản ngục dành cho Huấn Cao. Ông nhìn Huấn Cao như một người nghệ sĩ. Ông sẵn sàng biệt đãi Huấn Cao, tôn vinh Huấn Cao ngay cả khi ông ở tư cách là một tử tù.
+ Huấn Cao có một ảnh hướng rất lớn với Quản ngục: tài năng của Huấn Cao đã đổ bóng trong tâm hồn của Quản ngục khiến Quản ngục trở lại là mặt nước ao xuân, thanh âm trong trẻo nhất, trở lại là chính mình với những giá trị tốt đẹp của mình.
+ Sự thấu hiểu của Đan Thiềm với Vũ Như Tô: Đan Thiềm hiểu được khát vọng của Vũ Như Tô. Bà không chỉ khuyến khích Vũ Như Tô sáng tạo à trong suốt thời gian ấy bà luôn bên cạnh, kể cả khi nguy nan Đan Thiềm vẫn không ngại nguy hiểm đến tính mạng để bả vệ Vũ Như Tô.
- Cả hai cặp đôi đều hướng tới những cái đẹp:
+ Với Huấn Cao và Quản Ngục đó chính là con chữ đẹp và tấm lòng đẹp
+ Với Vũ Như Tô – Đan Thiềm là đài Cửu Trùng.
2.2. Điểm khác nhau:
- Với Huấn Cao và quản ngục đó là sự thấu hiểu đến cùng. Huấn Cao đã không chỉ cho quản ngục con chữ mà còn cho quản ngục di nguyện mà còn cho quản ngục trở lại thiên lương
- Vũ Như Tô không hiểu Đan Thiềm và làm cho những nỗ lực của Đan Thiềm trở thành vô nghĩa và vì thể ông trở thành một người cô đơn.
- Kết thúc: Với chữ người tử tù tuy Huấn Cao chết nhưng cái đẹp là bất tử còn với Vũ Như Tô cái đẹp bị hủy diệt.
-> Chữ người tử tù là câu chuyện lãng mạn nhưng Vĩnh biệt Cửu Trùng đài là một bi kịch.
3. Đánh giá:
- Tình tri kỉ xuất sắc
- Phong cách độc đáo làm nên tên tuổi hai nhà văn
- Thông điệp hướng tới sự thấu hiểu – Một điều quan trọng trong cuộc đời.
III. KẾT BÀI:
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật.