Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các bình khí sau: H2, CH4, C2H4, CO2, SO2. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Dùng dung dịch KMnO4:
+ Mất màu và có kết tủa là C2H4
+ Chỉ mất màu là SO2
3 khí còn lại dùng nước vôi trong dư, có kết tủa là CO2.
2 khí còn lại đem đốt cháy rồi dẫn sản phẩm qua nước vôi trong, có kết tủa là CH4.
Cho X1, X2… là các chất hữu cơ A, B, C… là các chất vô cơ, hãy xác định các chất thích hợp
X1 + A –> X2 + X5
A + X4 –> X2 + B (rắn)
D + X2 –> X3 + E
X3 + X5 –> X1 + C
X5 + O2 –> X3 + C
X3 + Mg –> X4 + H2
Viết phương trình phản ứng và số lượng kết tủa thu được trong từng phản ứng
a) NaF và NaCl + AgNO3 dư
b) HCl và HBr + AgNO3 dư
c) KBr và KI + AgNO3 dư
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch MgCl2 (b) Cho NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2 (c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 (d) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2 (e) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 (f) Cho hỗn hợp gồm BaO, K2O, AlCl3 có tỉ lệ mol 4 : 4 : 5 vào nước dư Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo kết tủa sau phản ứng là
A. 2 B. 3 . 4 D. 5
Hòa tan m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và khí SO2, biết khối lượng dung dịch Y bằng khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu. Tìm M
Cho hỗn hợp khí X gồm 3 hidrocacbon A, B, C thuộc 3 dãy đồng đẳng ankan, anken, ankin và hỗn hợp khí Y gồm O2, O3 (tỉ khối Y so với hydro bằng 19). Trộn X với Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 1 : 2 rồi đốt cháy hỗn hợp thu được, sau phản ứng chỉ có CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích tương ứng 6 : 7. Xác định các chất trong hỗn hợp X (biết B tác dụng với dung dịch HBr chỉ thu được một sản phẩm monobrom duy nhất).
Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam một hiđrocacbon X rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau các phản ứng thu được 5 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 0,58 gam. a, Công thức phân tử của X là gì biết 60 < khối lượng mol của X < 150 b, Viết CTCT của X biết X chứa vòng benzen
Cho hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của các ion dương (có hoá trị I). Lấy 24,2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 0,3 mol khí. Đem toàn bộ lượng muối tạo thành cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH rồi cô cạn thu được m gam muối duy nhất. 1. Xác định khối lượng các muối trong X 2. Tính m
Cho các phát biểu sau: (a) Dùng dung dịch AgNO3/NH3 dư có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ (b) Thủy phân hoàn toàn saccarozơ thu được glucozơ và fructozơ (c) Dung dịch muối natri phenolat có pH > 7 (d) Gly-Val có công thức phân tử là C7H16O2N3 (e) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic (g) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn etylamin Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Cho các hợp chất sau: C6H6, CaCO3, C4H10, C2H6O, NaNO3, CH3NO2, CCl4, C2H3O2Na, (NH2)2CO, Al4C3. Trong số các chất trên, có bao nhiêu hợp chất hữu cơ?
A. 8 B. 6 C. 7 D. 5
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa. – Thí nghiệm 2: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa. – Thí nghiệm 3: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V ml dung dịch Z, không thu được kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 3n2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. MgCl2 và CuCl2 B. FeCl2 và Al(NO3)3
C. Fe(NO3)2 và BaCl2 D. FeCl2 và NaCl
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến