Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng hai chất lỏng sau: axit axetic và rượu etylic
Thêm Fe dư vào hỗn hợp, lọc phần rắn gồm (CH3COO)2Fe và Fe dư. Phần lỏng chính là C2H5OH.
Phần rắn hòa tan vào H2O, lọc bỏ phần Fe không tan thu được dung dịch (CH3COO)2Fe.
Thêm H2SO4 dư vào dung dịch, phần bay ra gồm CH3COOH và hơi H2O. Làm khô bằng CuSO4 khan thu CH3COOH.
Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba có cùng số mol vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 25,75. B. 16,55. C. 23,42. D. 28,20.
Một bình kín chỉ chứa một ít bột niken và hỗn hợp X gồm 0,05 mol điaxetilen (HC≡C-C≡CH), 0,1 mol hiđro. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,5. Cho Y phản ứng vừa đủ với 0,04 mol AgNO3 trong NH3, sau phản ứng thu được 5,84 gam kết tủa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng với tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,02 B. 0,03 C. 0,01 D. 0,04
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.
(2) Cho dung dịch natri stearat vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Sục etylamin vào dung dịch axit axetic.
(4) Cho fructozơ tác dụng với Cu(OH)2.
(5) Cho ancol etylic tác dụng với CuO đun nóng.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2, Fe, Fe3O4, Mg, MgO, Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo ra kết tủa Y. Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 gam so với khối lượng của Y. Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z (giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học). Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18 B. 24 C. 22 D. 20
Cho X là hexapeptit Ala-Ala-Gly-Val-Gly-Val và tripeptit Gly-Gly-Ala-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được hỗn hợp gồm 4 a-amino axit, trong đó có 30,00 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị m là
A. 83,2. B. 87,4.
C. 77,6. D. 73,4.
Cho hỗn hợp gồm Fe và 0,27 gam Al vào dung dịch AgNO3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam rắn X và dung dịch Y. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí thu được 1,97 gam kết tủa Z. Nung Z ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam một oxit duy nhất. Giá trị m là
A. 3,24. B. 8,64.
C. 6,48. D. 9,72.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ, có màng ngăn xốp.
(b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao.
(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2.
(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 thu được V (l) hỗn hợp khí A (đktc) gồm NO2 và NO (không có NH4NO3) tỉ khối của A so với H2 = 18,2. Tính số gam muối khan tạo thành theo m và V:
A (m+8,749V) gam B. (m+6,089V) gam
C. (m+8,96.V) gam D. (m+4,48.V) gam
Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 tác dụng HNO3 đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 dung dịch Y và 1,2 gam kim loại. Tỉ khối của A so với He là 9,5. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư rồi đun nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m?
A. 8 B. 9 C. 10 D. 11
Cho 2,56 gam Cu phản ứng hoàn toàn với 25,2 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X. Hãy xác định nồng độ % của các chất tan trong X biết rằng nếu thêm 210ml dung dịch KOH 1M vào X rồi cô cạn và nung sản phẩm thu được tới khối lượng không đổi thì được 20,76 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng với Cu là:
A. 0,107 mol B. 1,120 mol C. 0,240 mol D. 0,160 mol
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến