Nhà nước phong kiến là bước phát triển cao hơn so vớỉ nhà nước chủ nô. Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau nên sự xuất hiện của nhà nước phong kiến trên thế giới không giống nhau. Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến về ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua phát canh, thu tô. Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ bản là địa chủ, phong kiến và nông dân, ngoài ra còn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân... Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản... Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề, do vậy, đấu tranh giai cấp trong xã hội thường xuyên xảy ra. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp địa chủ, phong kiến đã sử dụng mọi biện pháp có thể, đẩy người nông dân vào những “đêm trường trung cổ”.
~~~~~~~~~~~~~~Good Luck~~~~~~~~~~~~~~~~