Sau khi đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn tính việc tiêu diệt nốt họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Bấy giờ chính quyền họ Trịnh đang đóng ở Phú Xuân, kiêu căng, sách nhiễu, khiến dân chúng rất căm giận. Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân. Tháng 6 - 1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân. Nhờ nước sông lên cao, thuyền của Tây Sơn tiến sát thành, cùng bộ binh giáp chiến với quân Trịnh. Quân Trịnh bạc nhược, bị tiêu diệt nhanh chóng. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Từ đây, Nguyễn Huệ quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" và kêu gọi nhân dân hưởng ứng. Ngày 21 - 7 - 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trinh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đi đây sụp đổ. Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê. Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quá'' Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã phá bỏ ranh giới sông Gianh, Luỹ Thầy, tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nửa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.