- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Quay theo chiều từ Tây sang Đông theo quỹ đạo hình elip.
- Thời gian quay hết 1 vòng là 365 ngày 6 giờ.
- Trái Đất luôn nghiêng 1 góc không đổi 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo trong suốt quá trình chuyển động => chuyển động tịnh tiến.
2. Hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời: sinh ra hiện tượng các mùa trong năm
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng không đổi hướng trong suốt quá trình chuyển động
=> tùy thời điểm trong năm các bán cầu ngả gần hoặc ngả ra xa khỏi Mặt Trời => lượng bức xạ nhận được thay đổi theo các khoảng thời gian trong năm => hiện tượng mùa.
- Ngày 22/6 Bắc bán cầu ngả gần về phía Mặt Trời => mùa nóng của Bắc bán cầu
- Ngày 22/12 Nam bán cầu ngả gần về phía Mặt Trời => mùa nóng của Nam bán cầu
- Ngày 21/3 và 23/9, 2 bán cầu có góc chiếu sáng như nhau, lượng nhiệt và ánh sáng nhận được bằng nhau nên là thời kì chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh.
- Các mùa ở Bắc và Nam bán cầu trái ngược nhau:
+ Ngày22/6 (Hạ chí) ở bán cầu Bắc là mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh là ngày Đông chí.
+ Ngày 22/12 (Đông chí) bán cầu Bắc là mùa lạnh, nửa cầu Nam là mùa nóng là ngày Hạ chí.
+ Ngày 21/3 Xuân phân ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam là ngày thu phân.
+ Ngày 23/9 thu phân ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam là ngày xuân phân.
- Các nước nhiệt đới có hiện tượng mùa không rõ rệt như các nước ôn đới.
- Các nước sử dụng dương lịch có thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa khác với các nước sử dụng âm dương lịch.