Các đai thực vật ở sườn tây An-đét:
+ 0 m → 1000 m: thực vật nửa hoang mạc.
+ 1000 m → 2000 m: cây bụi xương rồng.
+ 2000 m → 3000 m: đồng cỏ cây bụi.
+ 3000 m → 5000 m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m: băng tuyết (vĩnh cửu).
Các đai thực vật ở sườn đông An-đét:
+ 0 m → 1000 m: rừng nhiệt đới.
+ 1000 m → 1300 m: rừng lá rộng.
+ 1300 m → 3000 m: rừng lá kim.
+ 3000 m → 4000 m: đồng cỏ.
+ 4000 m → 5000 m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m: Băng tuyết (vĩnh cửu).
Sự phân bố khác biệt trong sự phân hóa đai thực vật giữa 2 sườn của dãy An-đét là vì ở sườn đông An-đét do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát bờ khiến khí hậu khô, mưa ít hình thành thực vật nửa hoang mạc (ở độ cao 0 m → 1000 m). Còn ở sườn tây do chịu tác động của gió Mậu Dịch gây ra mưa nhiều hình thành rừng nhiệt đới (ở độ cao 0m → 1000 m).