thực hiện:
- Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thủy sinh) cho vào 2 cốc thủy tinh A và B đầy nước. Đổ nước vào 2 ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm vào 1 cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc bằng túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc dưới đèn sáng.
- Sau khoảng 6h, quan sát 2 cốc: cành rong trong cốc B có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên, chiếm 1 khoảng dưới đáy ống nghiệm, còn cành rong trong cốc A không có hiện tượng.
- Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây rong đã thải ra bằng cách: đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng ống, ta thấy que bùng cháy.
Kết quả: - Cành rong trong cốc B được chiếu sáng, chế tạo được tinh bột.
- Cành rong trong cốc B có hiện tượng sủi khí
- Chất khí đó giúp cho sự cháy, đó là khí oxy
Kết luận:
Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxy ra môi trường bên ngoài