Nó có ý nghĩa cho việc học nhé.Lấy vd nhé chỉ hơi dài thôi
1/Về nguồn gốc :
Phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống và phải qua quá trình tập luyện.Thí nghiệm phản xạ reo mừng của trẻ nhỏ khi gặp người thân
2/Về cơ sở thần kinh :
Trung ương thần kinh của phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ đại não.Thí dụ chim bồ câu bị phá võ não không còn nhận ra những hạt thức ăn thường dùng.
3/Về tính chất và khả năng di truyền :
Phản xạ có điều kiện có tính cá thể và không di truyền .Thí dụ cùng một công cụ tập luyện nhưng các con có được tập luyện theo các mục đích khác nhau,về sau sẽ có phản xạ khác nhau.
4/Về thời gian tồn tại:
Phản xạ có điều kiện không bền vững , dễ mất đi nếu không được củng cố
5/Mối tương quan giữa kích thích và phản xạ:
Phản xạ có điều kiện biểu hiện không tương ứng với kích thích , cùn một kích thích có thể gây ra nhiều phản xạ khác nhau
Ý nghĩa lớn nhất của chúng chính là trong hoạt động sống, sinh hoạt cũng như học tập. Thông qua sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện mà con người có thể hình thành nên những thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu, hình thành những phản ứng tích cực với những kích thích từ bên ngoài. Cũng thông qua các tập tính đó mà con người làm cho các mối quan hệ xã hội cũng như nền văn hóa ngày càng phát triển.
-Thành lập PXCĐK ở con người nghĩa là hình thành những việc làm và thói quen trong cuộc sống mà bẩm sinh chúng ta không có được, PXCĐK chỉ hình thành qua sự học tập và rèn luyện ở chính bản thân ,ở những người xung quanh hoặc sự việc xảy ra quanh ta .
Ví dụ:-học ở bản thân : mới đầu tập chạy xe đạp ,ta kg giữ được thăng bằng và ...té. Sau đó rút kinh nghiệm bản thân... cố gắng hơn !!! Và cuối cùng ta đã chạy xe hết sức PRO (he...he...)
-học ở người xung quanh : thấy người khác vượt đèn đỏ và bị công an giao thông xử phạt thì ta sẽ học được bài học từ người đó là kg dám vượt đèn đỏ.
-.
Tuy nhiên hình thành PXCĐK theo hướnh tích cực thì sẽ góp phần làm cho cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn. vd : thói quen kg xả rác nơi công cộng, biết chia sẻ công việc nhà với ba mẹ, tham gia tích cực phát biểu trong giờ học, lễ phép với người lớn, tham gia chơi thể thao...
Nếu hình thành PXCĐK theo hướng tiêu cực thì sẽ có nhiều nguy hại cho bản thân người học và lâu dần hình thành thói quen xấu vd : biếng học bài quen rồi nên khi học bài sẽ thiếu tập trung, mau chán và cứ thế bỏ dần bài học do mất căn bản hoặc thói quen ngủ dậy trễ...
=> vì vậy cần chọn lọc những PXCĐK và ức chế những PXCĐK mang tính tiêu cực để xây dưng con người mới tốt đẹp hơn. Và ức chế cũng kg khó vì sự hình thành PXCĐK cũng chỉ tạm thời và dễ mất đi nếu kg củng cố nên thời gian đầu tuy khó bỏ vì đã hình thành thói quen nhưng cứ quyết tâm thì ta sẽ bỏ được thay vào đó là những PXCĐK khác tốt hơn.