Một bình kín có thể tích là 0,5 lit chứa 0,5mol H2 và 0,5 mol N2 , ở nhiệt độ to C . Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành . Hằng số cân bằng Kc của PƯ tổng hợp NH3 là A.1,278 B.3,125 C.4,125 D.6,75
Cho hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 đặc dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là : A.25% H2, 25% N2, 50% NH3 B.50% H2, 25% N2, 25% NH3 C.25% H2, 50% N2, 25% NH3 D.30%N2, 20%H2, 50% NH3
Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng Oxi hóa khử này bằng:A.22B.20C.16D.12
Phản ứng giữa kim loại magiê với axit nitric đặc, giả thiết chỉ tạo ra đinitơ oxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:A.10B.18C.24D.20
Phản ứng giữa kim loại Cu với Axit nitric loãng giả thiết chỉ tạo ra nitơ monoxit. Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng:A.10B.18C.24D.20
Axit nitric đặc , nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? A.Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag B.Mg(OH)2, CuO, NH3, PtC.Mg(OH)2, NH3, CO2, Au D.CaO, NH3, Au, FeCl2
Hòa tan 1,2 g kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ ở đktc (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2). Vậy X là:A.Zn B.Cu C.Mg D.Al
Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây dều cho sản phẩm là kim loại , khí nitơ đioxit và khí OxiA.Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2 B.Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3C.Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3 D.Hg(NO3)2, AgNO3
Khí nitơ có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây?A.Cho Cu phản ứng với HNO3 loãngB.Nhiệt phân NH4NO3C.Nhiệt phân AgNO3 D.Nhiệt phân NH4NO2
Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?A.Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxitB.Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.C.Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏD.Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến