Cho đoạn mạch RLC nối tiếp, R thay đổi được, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch u=60cos 100πt(V). Khi R1=9Ω hoặc R2=16Ω thì công suất trong mạch như nhau. Hỏi với giá trị nào của R thì công suất mạch cực đại, giá trị cực đại đó?A. 12Ω; 150W. B. 12; 100W. C. 10Ω; 150W. D. 10Ω;100W.
Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là $\sqrt{3}$A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch làA. $\sqrt{\frac{7}{2}}$ (A) B. $\sqrt{2}$ (A) C. $\sqrt{\frac{3}{2}}$ (A) D. $\frac{4}{\sqrt{7}}$ (A)
Đối với các máy phát điện xoay chiều công suất lớn, người ta cấu tạo chúng sao choA. bộ phận đứng yên (stato) là phần ứng và bộ phận chuyển động (rôto) là phần cảm. B. stato là phần cảm và rôto là phần ứng. C. stato là một nam châm vĩnh cửu lớn. D. rôto là một nam châm điện.
Một học sinh làm thực hành xác định số vòng dây của hai máy biến áp lí tưởng A và B có các duộn dây với số vòng dây (là số nguyên) lần lượt là N1A, N2A, N1B, N2B. Biết N2A = kN1A; N2B = 2kN1B; k > 1; N1A + N2A + N1B + N2B = 3100 vòng và trong bốn cuộn dây có hai cuộn có số vòng dây đều bằng N. Dùng kết hợp hai máy biến áp này thì có thể tăng điện áp hiệu dụng U thành 18U hoặc 2U. Số vòng dây N làA. 600 hoặc 372. B. 900 hoặc 372. C. 900 hoặc 750. D. 750 hoặc 600.
Đặt điện áp u = ${{U}_{0}}$cos$\omega $t vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có giá trị bằng không thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằngA. $\displaystyle \frac{{{U}_{0}}}{\omega L\sqrt{2}}$ B. $\displaystyle \frac{{{U}_{0}}}{2\omega L}$ C. $\displaystyle \frac{{{U}_{0}}}{\omega L}$ D. 0
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 113. B. 95. C. 110. D. 103.
Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra làA. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. Không có kết tủa, có khí bay lên. D. Chỉ có kết tủa trắng.
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch vẩn đục. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl vào thấy dung dịch vẩn đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl thấy trở nên trong suốt. Dung dịch X là dung dịch nào sau đây?A. NaAlO2. B. Al2(SO4)3. C. (NH4)2SO4. D. Fe2(SO4)3.
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z làA. Ca(HCO3)2. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 0,25m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và khi khí thoát ra hết, thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1 : V2 làA. 3 : 5. B. 5 : 6. C. 2 : 3. D. 3 : 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến