Căn cứ vào nội dung, ta có thể chia “Hịch tướng sĩ” thành 5 phần:
- ‘Ta thường nghe... đến nay còn lưu tiếng tốt”. Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã xả thân cứu nước cứu chúa (trong Bắc sử) để kích thích tinh thần trung dũng của tướng sĩ.
- “Huống chi ta cùng các ngươi... ta cũng vui lòng”. Lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến cùa vị thống soái trước tội ác và dã tâm xâm lược của giặc Mông cổ.
- “Các ngươi ở cùng ta... dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?” nhắc lại những ân nghĩa sâu nặng giữa chủ soái với các tướng sĩ; phê phán tư tưởng cầu an hưởng lạc, mất cảnh giác của các tướng sĩ, nghiêm khắc chỉ ra con đường bại vong đau đớn nhục nhã.
- “Các ngươi ở cùng ta ... dẫu các ngươi không muốn vui vè phỏng có dược không?”. Xác định tinh thần, thái độ sẵn sàng chiến đấu, cho các tướng sĩ khi Tổ quốc lâm nguy; chỉ ra viễn cảnh huy hoàng thắng trận “Có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”...
- “Nay ta chọn binh pháp các nhà .... để các người biết bụng ta”. Nêu yêu cầu cụ thể cho các tướng sĩ hãy ra sức học tập binh thư để giữ trọn đạo thần chủ; nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ “khinh bỏ” sách “Binh thư yếu lược”; xem chúng là nghịch thù.
Qua đó, ta thấy bố cục “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn rất chặt chẽ và sáng tạo, không bố cục 4 phần như nhiều bài hịch cổ truyền thống.