Nhúng lá Mg vào dung dịch chứa hai muối FeCl3 và FeCl2. Sau thời gian lấy lá Mg ra làm khô, cân lại thấy khối lượng lá Mg giảm so với ban đầu. Dung dịch sau thí nghiệm có chứa tối đa bao nhiêu cation kim loại?A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Điện phân có màng ngăn hỗn hợp gồm a (mol) NaCl và b (mol) HNO3 sau một thời gian xác định ta thấy dung dịch thu được sau điện phân làm quỳ tím hoá xanh. Điều đó chứng tỏ:A. a > b. B. a < b. C. b > 2a. D. b < 2a.
Thuốc chuột đen, khi chuột ăn vào sẽ có cảm giác khát nước, sau khi uống nước thuốc chuột sẽ phát huy tác dụng. Đó là loại hóa chất nào sau đây?A. SO2Cl2 B. Zn3P2 C. BaCl2 D. CuSO4
Cho các phát biểu sau:(1) Mạng tinh thể lập phương tâm khối có không gian trống là thấp nhất trong các loại mạng tinh thể kim loại.(2) Trong ăn mòn điện hóa, ở cực âm (anot) xảy ra quá trình oxi hóa.(3) Một trong ba điều kiện để ăn mòn điện hóa xảy ra là các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.(4) Trong thực tế, hợp kim được sử dụng nhiều hơn kim loại nguyên chất.Số phát biểu đúng là:A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là?A. 4,48. B. 3,36. C. 3,08. D. 2,80.
Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột Ag, Cu, Fe (khối lượng Ag không đổi), cần dùng dung dịch nào sau đây lấy dư?A. AgNO3. B. HNO3. C. H2SO4 đặc, nóng. D. FeCl3.
Hãy chỉ ra trường hợp nào vật dụng bị ăn mòn điện hoá?A. Vật dụng bằng sắt đặt trong phân xưởng sản xuất có hiện diện khí Clo. B. Thiết bị bằng kim loại ở lò đốt. C. Ống dẫn hơi nước bằng sắt. D. Ống dẫn khí đốt bằng hợp kim sắt đặt trong lòng đất.
Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu, Mg. Tổng số kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt (III) là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Điện phân một muối nóng chảy của kim loại M với cường độ dòng là 10 ampe, thời gian là 80 phút 25 giây, thu được 0,25 mol kim loại M ở catot. Số oxi hoá của kim loại M trong muối là:A. +1. B. +2. C. +3. D. +4.
Cho Fe2+ vào dung dịch có chứa ion NO3- trong môi trường axit tạo thành dung dịch ion Fe3+, còn ion Fe3+ tác dụng với I- tạo thành Fe2+ và I2. Tính oxi hóa trong môi trường axit của các chất và ion được sắp xếp theo chiều giảm dần là: A. NO3-> Fe3+ > I2. B. Fe3+ > I2 > NO3-. C. Fe3+ > NO3- > I2. D. NO3- > I2 > Fe3+.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến