Trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1,5M cần 200 ml dung dịch HCl aM. Tính a? Tính nồng độ mol các chất sau phản ứng?
nHCl = nNaOH —> a = 1,5M
Hòa tan 8 gam CuO cần m gam dung dịch HCl 8%. Tính m? Tính C% trong dung dịch sau phản ứng?
Một loại quặng (Q) có thành phần chính là 2 oxit (A) và (B), đều là các oxit kim loại. Để tách (A) ra khỏi quặng (Q), người ta làm như sau : Nấu quặng (Q) trong dd NaOH dư, thu được dd (C) và bã quặng không tan màu đỏ, chứa (B). Tiếp theo, sục khí CO2 (dư) vào dd (C), thấy có kết tủa (D) dạng keo, màu trắng tạo thành. Lọc thu (D), phần còn lại là dd (E). Nung (D) trong không khí, thu được (A). Cho biết (A) là nguyên liệu để điều chế một kim loại nhẹ được sử dụng phổ biến làm vật liệu gia dụng, xây dựng ; và trong (B), oxi chiếm 30% khối lượng. Xác địng (A), (B), (D) và các chất có trong dd (C), (E). Viết tất cả các PTHH biểu diễn các phản ứng xảy ra. Quặng (Q) được gọi tên là gì ?
Hòa tan 28 gam hỗn hợp X gồm CuSO4, MgSO4, Na2SO4 vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thấy tạo thành 46,6 gam kết tủa và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được khối lượng muối khan là?
Cho m gam hỗn hợp Q gồm hai triglixerit X và Y (có tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 1) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được a gam hỗn hợp muối T của axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy hết T thu được 35,28 lít khí CO2. Hiđro hóa hoàn toàn m gam Q thu được (m + 0,28) gam chất béo. Phần trăm khối lượng của X (MX < 882) trong Q có giá trị gần nhất với
A. 52. B. 66. C. 71. D. 74.
Bằng phân tích hóa học, người ta đã tìm được các công thức thực nghiệm sau: HCaPO4, H2C2O6Fe, H9O4N2P, H6C4O4Ba. Hãy đề xuất một chất phù hợp cho mỗi công thức thực nghiệm trên và gọi tên
Đốt cháy 10 cm^3 hỗn hợp X gồm hai ankađien liên hợp A,B kế tiếp nhau (MAa) Xác định CTCT và gọi tên A,B. Biết rằng A và B có cùng số nguyên tử cacbon trong mạch chính.b) Cho B tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1 thì có thể thu được tối đa bao nhiêu loại sản phẩm (tính cả đồng phân hình học)?c) B tham gia phản ứng cộng hợp brom theo tỉ lệ mol 1:1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và gọi tên sản phẩm tạo thành.
a) Xác định CTCT và gọi tên A,B. Biết rằng A và B có cùng số nguyên tử cacbon trong mạch chính.
b) Cho B tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1:1 thì có thể thu được tối đa bao nhiêu loại sản phẩm (tính cả đồng phân hình học)?
c) B tham gia phản ứng cộng hợp brom theo tỉ lệ mol 1:1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và gọi tên sản phẩm tạo thành.
Đun nóng 100 gam dung dịch Na2CO3 bão hòa và hòa tan thêm vào dung dịch này 2 gam Na2CO3. Sau đó để nguội dung dịch về nhiệt độ ban đầu thì thấy tách ra 8,6 gam chất X(rắn). Biết trong X, natri chiếm 16,084% theo khối lượng.
a) Xác định công thức của X
b) Xác định nồng độ % của Na2CO3 trong dung dịch bão hòa
c) Xác định độ tan của X
Đốt cháy vừa hết 0,4 mol hỗn hợp N gồm 1 ancol no X1 và 1 axit đơn chức Y1, đều mạch hở cần 1,35 mol O2 thu được 1,2 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Nếu đốt cháy 1 lượng xác định N cho dù số mol X1, Y1 thay đổi thì luôn thu được 1 lượng CO2 xác định. Viết các phương trình phản ứng và xác định các chất X1, Y1
Con số quy ước đặc trưng cho tính chống kích nổ của các nhiên liệu ( xăng, dầu hỏa) khi cháy trong chế hòa khí của động cơ làm cho động cơ hoạt động êm không quá nóng và đảm bảo công suất. Mặt khác, isooctan khi cháy tác dụng với khí oxi tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Được xác định bằng cách so sánh với chuẩn isooctan, có công thức phân tử C8H18, có chỉ số octan quy ước bằng 100 (tốt nhất) và với chuẩn n-heptan, có chỉ số octan quy ước bằng không. Ví dụ xăng có chỉ số octan là 93 nghĩa là về tính chống kích nổ nó tương đương với hỗn hợp 93% isooctan và 7% n-heptan Một loại xăng gồm n-heptan và isooctan có chỉ số octan bằng 95. – Tính % khối lượng mỗi chất trong xăng và khối lượng riêng của xăng. Biết n-heptan (D=0,6795 g/cm3) và isooctan (D= 0,692 g/cm3). – Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt 100ml xăng này. Biết nhiệt đốt cháy của n-heptan là 4825kJ/mol và isooctan là 5460kJ/mol. ”
Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm K và Mg tác dụng hết với 50 gam dung dịch HNO3 50,4% thu được dung dịch X, một kết tủa Y và khí Z làm xanh quỳ tím ẩm, gồm 2 khí. Biết nồng độ % khối lượng của KOH trong dung dịch X là 3,511%. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 32,84 gam chất rắn khan. Tính giá trị của m?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến