Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,64 gam. B. 6,84 gam.
C. 4,90 gam. D. 6,80 gam.
nH2O = nNaOH = 0,06
Bảo toàn khối lượng:
m rắn = 5,48 + 0,06.40 – 0,06.18 = 6,8
Hòa tan hết 14,3 gam hỗn hợp X gồm Al(NO3)3, MgO, Mg và Al vào dung dịch gồm 0,03 mol KNO3 và 0,5 mol H2SO4 (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,85 gam muối và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,11 mol KOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 10 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong X là
A. 22,66%. B. 28,50%. C. 42,80%. D. 52,88%.
Cho m gam hỗn hợp X gồm valin, (H2N)3C4H3(COOH)4 vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,75M và KOH 0,85M, thu được dung dịch Y chứa 33,97 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 275 ml dung dịch H2SO4 1M. Phần trăm khối lượng của valin trong X là
A. 57,10%. B. 42,90%. C. 64,80%. D. 36,70%.
Este X hai chức mạch hở (không có nhóm chức nào khác) được tạo thành từ ancol no, đơn chức và axit hai chức có một liên kết đôi C=C. Đốt cháy hoàn toàn m(g) X bằng O2 dư, hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được 7,88g kết tủa và dung dịch Y, dung dịch Y có khối lượng tăng 1,32g so với dung dịch bazơ đầu. Thêm NaOH vào Y thu được kết tủa. Mặt khác, xà phòng hóa m(g) X bằng Vml dung dịch KOH 0,4M thu được dung dịch Z. Để trung hòa Z cần 200ml dung dịch H2SO4 0,2M thu được dung dịch G. Cô cạn G thu được 10,8g chất rắn khan. Số đồng phân mạch hở của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 9. B. 6. C. 8. D. 3.
Nung 3,78 gam kim loại M trong 0,06 mol O2 thu được m(g) chất rắn X. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,016 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Al.
Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 14,9 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 15,1 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim loại thoát ra ở catot là
A. 15,1. B. 6,4. C. 7,68. D. 9,6.
Cho các kim loại và các dung dịch: Fe, Cu, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, HCl. Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3
(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(6) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Mg trong đó oxi chiếm 31,03% khối lượng hỗn hợp. Hòa tan 27,84 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y và V lít H2 (đktc). Cho 27,84 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,54 V lít NO (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 141,96 gam muối khan. Giá trị của V là:
A. 8,94 B. 9,69 C. 9,78 D. 8,48
Hỗn hợp E chứa peptit X và peptit Y co tổng số liên kết peptit là 6 và có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2. Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp E trong môi trường axit thu được 26,25 gam glyxin 22,25 gam alanin, 40,95 gam valin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 48,12 gam Y cần dùng 58,464 lít O2 thu được 89,76 gam CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 2 B. 6 C. 3 D. 4
X là 1 peptit cấu tạo từ 1 loại anpha aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 1 M (đun nóng) khối lượng muối tạo thành là p gam. Đốt m gam X cần V’ lít O2(đktc). Mối liên hệ giữa V’, V và p là
A. V’ = 3,6(p – 69V) B. V’ = 3,6(p + 69V)
C. V’ = 2,4(p + 76V) D. V’ = 2,4(p – 76V)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến