Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc vềA. giới động vật. B. giới thực vật. C. giới nấm. D. giới nhân sơ (vi khuẩn).
Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện củaA. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh.
Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa các loài?A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu. B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ. B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trảng cỏ. C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ. D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Rừng thưa cây gỗ nhỏ → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → Trảng cỏ.
Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh. B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Một loài động vật phù du có kẻ thù là loài cá ăn thịt. Loài cá này thường ăn động vật phù du có kích thước lớn. Dựa trên nguyên lí chọn lọc tự nhiên, dự đoán nào sau đây phù hợp nhất?A. Cá ăn thịt sẽ tiến hóa theo hướng miệng nhỏ hơn để tránh làm tuyệt chủng loài động vật nhỏ này. B. Động vật phù du sẽ thành thục sinh dục ở kích cỡ lớn. C. Động vật phù du sẽ thành thục sinh dục khi chúng có kích cỡ còn tương đối nhỏ. D. Khi ăn hết loài động vật phù du đó cá chuyển sang ăn các loài sinh vật khác.
Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽA. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. B. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. C. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. D. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt.
Về diễn thế sinh thái thứ sinh, có mấy phát biểu sau đây là đúng?(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.(3) Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.(4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động trong nội bộ quần xã.A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượngA. cơ chế điều hòa mật độ. B. sự cân bằng sinh học. C. trạng thái cân bằng. D. khống chế sinh học.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến