Từ Na2SO3, Ca(OH)2, NaCl
a, Hãy điều chế NaOH.
b, Nếu những chất đã cho có khối lượng bằng nhau, ta dùng phản ứng nào để có thể điều chế được lượng NaOH nhiều hơn.
Na2SO3 + Ca(OH)2 —> 2NaOH + CaSO3 (1)
2NaCl + 2H2O —> 2NaOH + Cl2 + H2 (2)
Khối lượng mỗi chất là m gam.
nNa2SO3 = m/126 và nCa(OH)2 = m/74
(1) —> nNaOH = 2m/126 = m/63
nNaCl = m/58,5
(2) —> nNaOH = m/58,5 > m/63
—> Chọn NaCl điều chế được nhiều NaOH hơn.
Cho hỗn hợp rắn gồm quặng pirit, CuS, Na2O.
Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết. Hãy trình bày phương pháp hóa học điều chế sắt (III) sunfat, sắt (II) sunfat, Cu(OH)2.
Học sinh A đã đọc tên các hợp chất hữu cơ như sau: (1): CH3-CH(NH2)-CH3: Etylmetylamin (2): CH3-NH-CH3: N,N-đimetylamin (3): C¬6H5-NH-CH3: Phenylmetylamin (4): C2H5-NH-CH(CH3)2 N-etylpropan-1-amin (5): (CH3)3N N,N-metylmetanamin Số hợp chất mà học sinh A đọc đúng là.
A. 0 B. 3 C. 2 D. 1
Số đồng phân cấu tạo của amin chứa vòng benzen có công thức phân tử C7H9N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Cho các khẳng định sau: (a) NaAl(SO4)2.12H2O, (NH4)Al(SO4)2.12H2O và LiAl(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm. (b) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật hàng không. (c) Gang trắng rất cứng và giòn, được dùng để luyện thép. (d) Sắt có trong huyết tố cầu (hemoglobin) của máu. Các nhận định đúng là
A. (a),(b),(c),(d). B. (a),(b),(d).
C. (b),(c). D. (b),(c),(d).
Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (b) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit. (c) Ở điều kiện thường, metylamim là chất khí, mùi khai khó chịu, dễ tan trong nước. (d) Tất cả các polipeptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu tím. (e) Các polime đều được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Cho dãy các chất: glyxin, phenylamoni clorua, etyl axetat, glixerol, đimetylamin, lòng trắng trứng (anbumin). Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Nung nóng m gam hỗn hợp T gồm MgCO3, Cu2S, FeCO3, FeS2 và 0,1 mol Zn trong bình chứa 0,225 mol O2 thu được hỗn hợp rắn Y và 2 khí gồm 0,15 mol CO2 và 0,1 mol SO2. Hòa tan hoàn toàn Y với dung dịch A gồm KNO3 0,1M và HCl 1M, thì được dung dịch B và (m – 46,4) gam hỗn hợp khí gồm 3x mol CO2 và x mol NO. Đưa thanh sắt dư vào dung dịch B, thấy thoát ra 0,035 mol NO và 0,005 mol H2. Mặt khác, cho dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8125 mol Ba(OH)2 thì lượng kết tủa cực đại là 72,175 gam. Tính m và khối lượng mỗi chất trong T
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho hỗn hợp gồm Na và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư. (b) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (c) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Na2CO3. (d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (e) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào lượng dư dung dịch NaHSO4. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số phản ứng tạo ra natri hiđroxit là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Glucozơ (enzim) → X; X + O2 (lên men giấm) → Y; Y + X → Z. Công thức cấu tạo của chất Z là
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H3.
C. C2H5COOC2H3. D. CH3COOC2H5.
Cho các phát biểu sau: (a) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng và etilen glicol. (b) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. (c) Xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết β-1,6-glicozit. (d) Fructozơ làm mất màu nước brom. (e) Trong mật ong, chứa nhiều glucozơ và fructozơ. Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến