Quê hương của Tế Hanh là thi phẩm đặc sắc để lại trong ta vô vàn ấn tượng. Trong những nét phác hoạ đầu tiên, nhà thơ giới thiệu cho ta hiểu về làng quê chài lưới. Làng quê với công việc lao động vất vả nhưng luôn đẹp và đậm sâu trong lòng người con xa quê. Nỗi nhớ thiết tha, sâu đậm ấy hướng về khung cảnh ra khơi của dân làng. Thiên nhiên "trời trong, gió nhẹ" trở thành miền kí ức thật đẹp. Với những so sánh, nhân hoá, Tế Hanh đã khẳng định sức sống nơi con người lao động. Chính từ bức chân dung người lao động khoẻ khoắn mà ta thêm hiểu, thêm yêu công việc lao động vất vả. Hình ảnh con thuyền còn gắn với "mảnh hồn làng". Đó là vẻ đẹp, là tình yêu, là niềm tin của con người vùng biển gửi gắm trong mỗi chuyến ra khơi. Để rồi tất cả khó nhọc được đền đáp bằng chuyến ra khơi đầy ắp cá. Nơi bến đỗ "tấp nập, ồn ào" đủ giúp ta hiểu về niềm vui sướng mênh mang nơi người lao động. Con người lao động với "làn da rám nắng, hơi thở xa xăm" đều vô cùng đẹp đẽ. Chính họ là anh hùng nơi biển cả và làm nên cuộc sống ấm no. Tình cảm yêu thương thầm kín của Tế Hanh cũng từ đó mà được bộc lộ trực tiếp với "tưởng nhớ". Nỗi nhớ đau đáu và thấm sâu trong kí ức người con xa quê. Tình cảm với làng chài, với "vị muối" mặn mà không chỉ có trong Tế Hanh mà đã và đang đau đáu trong tất cả mọi người.
Xin hay nhất lấy động lực