Sau khi học xong văn bản thông tin về ngày trái đất năm 2000,em cảm thấy mình học được rất nhiều điều bổ ích cũng như hiểu thâm được về tác hại của bao bị ni lông.Chỉ là một bao bì ni lông bình thường em sử dụng hàng ngày mà thôi mà đã phải tốn hàng trăm nghìn năm thì mới phân hủy được. Năm 2000, Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề: “Một ngày không sử dụng bao ni-lông”. Tại sao Việt Nam chọn chủ đề này để khởi động ở lần đầu tiên tham gia.Nhằm trả lời câu hỏi nêu trên bằng hiện tượng cụ thể và nóng bỏng đe dọa đến môi trường là “mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni-lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi”. Nêu lên thực trạng ấy nhằm khơi dậy ý thức sử dụng bao ni-lông một cách hợp lý cho cả cộng đồng. Để tăng sức thuyết phục cho lời kêu gọi, người viết văn bản đã viện dẫn ý kiến của các nhà khoa học về sự tác hại của túi ni- lông gây ra cho nông nghiệp, môi trường và sức khỏe của mỗi người do “đặc tính không phấn hủy” của nó. Nguyên liệu để chế tạo bao ni-lông là chất nhựa dẻo cùng với các phụ gia khác như ca-đi-mi, một kim loại là sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất kẽm, chì, đồng từ quặng mỏ. Nó là thứ kim loại có chứa độc tố. Chính những nguyên phụ liệu ấy gây tấc động đến môi trường sống của con người. Túi ni-lông có mặt khắp mọi nơi. Người dân ở vùng đồi núi, những đoàn du khách dã ngoại,... đã vứt bỏ chúng bừa bãi khiến một số lượng nằm ở dưới đất làni ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây khiến cây còi cọc, bám vào đất một cách sơ sài. Một lượng túi ni-lông khác che phủ mặt đất làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thảm cỏ mà độ dày của thân, rễ cỏ có thể giữ một lượng nước mưa đáng kể và làm giảm tốc độ nước chảy từ trên cao xuống. Chính những nguyên nhân ấy “dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi” xảy ra ngày càng nhiều vào mùa mưa bão ở các vùng đồi núi ở các tĩnh thuộc miền Bắc, ở Quảng Ngãi, và nhất là ở các tuyến đường đèo. Tất nhiên việc khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy bừa bãi cũng tham gia tích cực vào việc gây thảm họa xói mòn, lở đất này. Người dân vô tình dùng chúng để đựng thực phẩm khiến thực phẩm bị ô nhiễm, vì túi ni-lông màu có chứa chì, ca-đi-mi là các chất “gây tác hại ctío não và là nguyên nhân gây ung thư phổi”. Nhiều nơi, người dân khai thông công rãnh, vớt bao nì-lông lẫn với rác để khô rồi đốt để không chướng mắt. Họ có thể không biết “các khí độc thải ta đặc biệt là chất đỉ-ô-xin cơ thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh”.
Em tự hứa với bản thân,từ nay sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông,cũng như là các sản phẩm gây hại cho môi trường,ngoài ra ,khi đi chợ cùng mẹ ,em sẽ nhắc mẹ đổi từ bao bì ni lông bằng túi vải,vừa bền lại vừa giữ được bền lâu,cùng nhau tuyên truyền mọi người cùng chung tay bao vệ cuộc sống của chính mình và các thế hệ sau nữa