Đáp án đúng:
Giải chi tiết:A.Giới thiệu chung
-Tố Hữu (1920-2002). => Gắn bó với thời kì đau thương nhưng anh hùng của dân tộc, chính bão táp của thời đại đã đúc lửa cho thơ ông.
- Việt Bắc là một khúc tình ca và một bản anh hùng ca về cách mạng, về hoàn cảnh và những con người kháng chiến, đồng thời là lời nhắn nhủ hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung
- “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên một trình độ rất đỗi trữ tình”, được thể hiện rất rõ qua đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc” (trích đoạn thơ)
B.Phân tích
1.Giải thích
- Thơ chính trị: thơ bàn về những vấn đề thời sự, có liên quan đến vận mệnh dân tộc, theo dõi và phản ánh từng bước đi của dân tộc, của cách mạng
- Trữ tình: cảm xúc, tình cảm thể hiện trong thơ.
=> Ý kiến của Xuân Diệu đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Viết về những vấn đề thời sư, chính trị nhưng dạt dào cảm xúc. Những tình cảm, vấn đề chính trị trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng được nói bằng giọng điệu riêng tư như tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình.Tố Hữu là người tiếp thu và đưa thơ trữ tình chính trị đạt đến đỉnh cao, tạo nên một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
2. Phân tích
* 4 câu đầu: Khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt
- Người đi khẳng định với người ở lại cho dù hoàn cảnh có đổi thay thì vẫn luôn gắn bó với người dân Việt Bắc.
- “Ta với mình, mình với ta” có nhịp 3/3, gợi sự cân đối. Việc hoán đổi vị trí của các đại từ nhân xưng có tác dụng gợi sự gắn bó của nghĩa tình quân dân thắm thiết.
- “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” khẳng định tấm lòng người về xuôi thủy chung ân nghĩa qua việc sử dụng hai tính từ tăng tiến.
- “Mình đi mình lại nhớ mình” xuất hiện 3 từ “mình”, hô ứng với câu thơ trong lời người ở lại, thể hiện tiếng lòng đồng vọng giữa người đi và kẻ ở.
- Câu 4: Nhà thơ sử dụng sáng tạo câu tục ngữ “Uống nước nhứ nguồn” khẳng định truyền thống tốt đẹp của người Việt để gợi về những năm kháng chiến mà người dân Việt Bắc đã chở che, giúp đỡ, cưu mang người cán bộ kháng chiến.
* 4 câu tiếp theo: Nỗi nhớ của người ra đi
- “Nhớ gì như nhơ người yêu: Câu thơ diễn tả nỗi nhớ của người kháng chiến với Việt Bắc giống như nỗi nhớ của tình yêu lứa đôi – nỗi nhớ riêng tư và da diết. Trong tất cả các nỗi nhớ, nỗi nhớ của người yêu nhau mãnh liệt hơn cả. Nỗi nhớ gắn liền với không gian, thời gian cụ thể: núi, chiều, nương, bếp. Thời gian: nắng, chiều gợi nỗi nhớ da diết.
- Hình ảnh “bản khói cùng sương” diễn tả không gian bình dị, dân dã của quê hương cách mạng.
- Hình ảnh “bếp lửa người thương” được đặc tả trong hai không gian sớm khuya thấm đẫm nghĩa tình.
* Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ: giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu.
– Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
– Nhịp điệu thơ: nhẹ nhàng, uyển chuyển, là nhịp của những lời ca dân gian.
– Kết cấu đối đáp trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến – đây là một mô típ quen thuộc trong ca dao, dân ca.
– Bài “Việt Bắc” nói chung, đoạn trích nói riêng thể hiện sự trân trọng, thiết tha với mọi nghĩa tình, ân tình, đề cao đạo lí thủy chung, son sắt – là những quan niệm đạo lí và cách sống đã thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.
C.Tổng kết
– Thơ Tố Hữu là thơ thấm đẫm chất trữ tình chính trị cả nội dung lẫn nghệ thuật. Bài thơ Việt Bắc nói chung, đoạn trích này nói riêng đã thể hiện rất rõ đặc điểm đó. Nhận định của Xuân Diệu có ý nghĩa khái quát lại một đặc điểm nổi bật, bao trùm lên toàn bộ sự nghiệp thơ Tố Hữu, khẳng định vị trí của nhà thơ với thơ ca cách mạng của dân tộc.