Vai tro cua quang trung trong viec thong nhat dat nuoc:
Vua Quang Trung tạo tiền đề cho cho vua Gia Long đánh thắng Tây Sơn thống nhất đất nước. Vua Quang Trung đánh chúa Nguyễn đánh chúa Trịnh rồi lại chia đất nước ra làm 3 phần để 3 anh em nhà Tây Sơn mỗi người cai quản một phần . Vua Quang Trung chết sớm , Nguyễn Phươc Ánh chạy thoát được , mượn quân Pháp đánh phục thù xóa tan được nhà Tây Sơn , thống nhất đất nước lại thành một , đặt quốc hiệu là Việt Nam , làm vua, thành lập nhà nước trung ương tập quyền . Như thế chính vua Gia Long mới thống nhất đất nước được , chứ Nguyễn Huệ đánh chúa Nguyễn , đánh chúa Trịnh lại chia đất nước thành 3 , để 3 anh em : Nguyễn Nhạc , Nguyễn Lữ , Nguyễn Huệ mỗi người cai quảng một vùng có binh quyền riêng , cũng vì vậy nên Gia Long mới đánh thắng được một cách dễ dàng , vì 3 anh em Tây Sơn bất hòa và có binh quyền riêng của mỗi người .
Vai tro cua quang trung trong viec thong nhat dat nuoc:
Chính trị
Đối nội, đối ngoại
Đối với việc Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc Hà đánh họ Trịnh chuyên quyền, ông dùng khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh" để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Bắc Hà. Khi diệt được họ Trịnh, ông vẫn tôn thờ vua Lê. Việc làm đó được sử gia Trần Trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy".
Ngay sau khi đại phá quân Thanh ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, vua Quang Trung tìm cách xóa bỏ thù hằn bằng việc chiêu hàng, nuôi dưỡng hàng vạn tù binh nhà Thanh và thu dọn, cúng tế chiêu hồn quân Thanh; thực thi chính sách hòa giải với cường quốc phương Bắc và triều cống, xin phong vương. Bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo, mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An, Hoà Thân...), Nguyễn Huệ đã được vua Thanh chấp nhận cầu phong để nhà Tây Sơn chính thức thay thế nhà Lê làm chủ Đại Việt
Quyền biến
Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn NhậmTrong thời loạn lạc của Nguyễn Huệ cuối thế kỷ 18 - một trong những thời kỳ rối ren, nhiều bè phái và phân liệt nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoài tàn dư của các lực lượng tồn tại lâu đời, trong quá trình tranh chấp giữa các phe phái còn nhiều phần tử nảy sinh ý đồ xưng hùng xưng bá trước những cơ hội do hoàn cảnh mang lại, nhất là khi địa bàn kiểm soát của ông nằm giữa hai vùng Nam Bộ và Bắc Bộ - đất kiểm soát của các lực lượng chống đối. Nguyễn Huệ, trong quá trình đánh Nam dẹp Bắc cũng phải đối phó với những tư tưởng ly khai của các tướng lĩnh dưới quyền, song ông luôn có cách xử lý chứng tỏ bản lĩnh của một chính trị gia già giặn.
Cai trị
Không chỉ là một viên tướng thiện chiến, Quang Trung còn là một nhà cai trị tài ba. Ông giỏi chiến thuật quân sự, giỏi về chiến lược ngoại giao và lại biết thu dụng nhân tài để xây dựng đất nước. Trong ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chỉ trội hơn về tài năng quân sự mà ngay cả trong việc trị nước, ông cũng tỏ ra là người xuất sắc nhất. Sau là một vài lời nhận xét về công cuộc cai trị của Quang Trung:
Ông không chỉ là cầm quân mà còn là nhà cai trị rất giỏi... Đồn binh vững vàng khắp đường sông, cửa biển; kỷ luật nghiêm minh, đồng thời lại rất nhân từ với nhân dân..." ”
Lòng nhân hiếu cảm đến đất trời... Với các sĩ phu thì cuốn vào máy, thu vào lồng, tìm trong hang núi, hỏi chốn thôn quê, thu hái chẳng sót loài cỏ mọn". ”
“ Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơnlà ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra đất Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một xử sĩ như Nguyễn Thiệp
"Dựng nước lấy học làm đầu". Đó là ý tưởng nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung nói riêng và của triều đại Tây Sơn nói chung khi được thành lập trên cơ sở một phong trào nông dân rộng rãi chưa từng có trong lịch sử dân tộc .
Hàng loạt chính sách cải cách giáo dục đã được đưa ra cho phù hợp với xã hội mới như đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm lên địa vị chính thức của dân tộc. Trong thi cử, Quang Trung bắt giám khảo ra đề bằng chữ Nôm, thí sinh làm bài bằng chữ Nôm. đây là lần đầu tiên nhà nước phong kiến đưa chữ Nôm vào thi cử. Đó là lòng tự tôn dân tộc trong văn hóa. Quang Trung thuận theo ý Nguyễn Thiếp để cải cách giáo dục về phương pháp: "Nước Việt ta từ khi lập quốc đến bây giờ, chính học lâu ngày đã mất đi. Người ta chỉ tranh đua tập việc học từ chương cầu lợi... Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong, những tệ kia ở đó mà ra", cho nên việc học "phải tuần tự mà tiến, đọc cho kỹ mà ngẫm nghĩ cho tinh, học cho rộng rồi ước lượng cho gọn, theo điều học biết mà làm họa may nhân tài mới có thể thành tựu, nước nhà nhờ đó mà vững yên".
Chính vì coi trọng việc học như vậy cho nên, một mặt chế độ giáo dục ấy ắt sẽ sản sinh ra những nhân tài biết đem công sức mình xây dựng đất nước (tiếc rằng nhà Tây Sơn tồn tại quá ngắn, chỉ 4 năm), mặt khác tập hợp được quanh mình những bậc hiền tài lỗi lạc đương thời như: Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở... Họ là những văn thần, võ tướng của cựu trào, thấm nhuần tư tưởng: "Trung thần bất sự nhị quân", nhưng họ thấy ở Quang Trung một tấm lòng thành chiêu hiền đãi sĩ, thật lòng muốn xây dựng đất nước, chăm lo cho trăm họ, chứ không thuộc loại vua chỉ biết vun vén, củng cố cho ngai vàng của mình.
Chúc bn học tốt