Tốc độ đô thị hóa cao, phát triển nóng về du lịch, các vùng kinh tế trọng điểm đã đặt ra nhiều thách thức về vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Khánh Hòa. Thời gian qua, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi, đồng thuận với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường của các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa thông qua việc thu hút các dự án đầu tư ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để xử lý ô nhiễm (chất thải rắn, nước thải đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại y tế); đồng thời đã xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về môi trường gây bức xúc dư luận xã hội.
Tuy nhiên, nhân dân vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng vì thời gian gần đây tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nhất là hầu hết các bãi chứa rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đều quá tải; việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm (các trại chăn nuôi, các lò giết mổ..) ra khỏi khu dân cư còn chậm, ô nhiễm trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản, chất thải sinh hoạt, du lịch.v..đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, sản xuất của người dân, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Cùng với đó, nhận thức và ý thứccủa người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao; công tác quản lý, thanh tra kiểm tra về môi trường ở một số lĩnh vực còn hạn chế.v.v..
Nhằm huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý môi trường; vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm môi trường trên địa bàn khu dân cư, MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã triển khai Chương trình Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, xây dựng các mô hình điểm Khu dân cư bảo vệ môi trường, lồng ghép vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”nhằm gắn công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và tăng cường công tác giám sát và phản biện xã hội trên lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, vận động nhân dân đấu tranh tố giác với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Công tác tuyên truyền các tầng lớp nhỏ bảo vệ môi trường:
Tuyên truyền thông qua lực lượng người uy tín trong dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng các họ tộc…đây là những người gần dân sát dân và có tiếng nói thuyết phục với nhân dân nhất. Triển khai hiệu quả chương trình phối hợp giưã MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường với các tổ chức tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, MTTQ các cấp đã cung cấp cho cộng đồng tôn giáo và dân cư kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu và thực trạng về ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, tập huấn cho cộng đồng tôn giáo và dân cư tổ chức cuộc sống hàng ngày thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, ăn uống hợp vệ sinh.