Giới hạn quang điện của một kim loại là λ0 = 540 nm. Khi chiếu vào bề mặt kim loại này một loại ánh sáng có bước sóng 4.10-7 m thì vận tốc cực đại của electron thoát ra bằng.A. 3,3.105 m/s. B. 7.105 m/s. C. 5,3.105 m/s. D. 6,4.105 m/s.
Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của một cơ thể, giả sử ở một số tế bào có 1 cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân li ở kì sau I thì sẽ tạo ra các loại giao tử mang bộ NST làA. n+1 và n-1. B. n+1, n-1 và n. C. n-1, n và 2n. D. n+1+1 và n-1-1.
Ở một loài động vật, cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân. Biết cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp NST số 5 giảm phân bình thường. Tính theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra làA. AaBb, O. B. AaB, b. C. AaB, Aab, B, b. D. AaB, Aab, O.
Cho hình vẽ:Hình vẽ trên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến cấu trúc NST thuộc dạngA. chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST. B. đảo đoạn NST. C. mất đoạn giữa NST. D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết bệnh nhân này mắc bệnh di truyền nào sau đây?A. Hội chứng đao. B. Hội chứng tơcnơ. C. Hội chứng claiphentơ. D. Hội chứng siêu nữ.
Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau:Nòi 1: ABCDEFGHI; Nòi 2: HEFBAGCDI; Nòi 3: ABFEDCGHI; Nòi 4: ABFEHGCDI.Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên làA. 1 → 3 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 4 → 2. C. 1 → 4 → 2 → 3. D. 1 → 2 → 4 → 3.
Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đây là sai?A. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm tần số của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electrôn (electron) quang điện giảm. B. Giữ nguyên chùm sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catốt thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện thay đổi. C. Giữ nguyên tần số của ánh sáng kích thích và kim loại làm catốt, tăng cường độ chùm sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng. D. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm bước sóng của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của electron (electron) quang điện tăng.
** Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,405 (μm) vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện, ta thu được dòng quang điện bão hoà có cường độ ibh. Có thể làm triệt tiêu dòng quang điện này bằng một hiệu điện thế hãm có độ lớn bằng 1,26 (V).Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện trong thí nghiệm là:A. v0 = 0,66.106 (m/s). B. v0 = 6,6.107 (m/s). C. v0 = 6,6.106 (m/s). D. v0 = 0,66.107 (m/s).
Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của:A. Một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó. B. Một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron). C. Một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó. D. Các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.
Mức năng lượng của nguyên tử hiđrô có biểu thức: En = – $\displaystyle 13,6/{{n}^{2}}(eV)$ (với n = 1, 2, 3, …). Kích thích nguyên tử hiđrô từ quỹ đạo dừng m lên quỹ đạo dừng n bằng phôtôn có năng lượng 2,55eV, thấy bán kính quỹ đạo dừng tăng lên 4 lần. Bước sóng nhỏ nhất của bức xạ mà nguyên từ hiđrô đó có thể phát ra là bao nhiêu? Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; tốc độ ánh sáng c = 3.108m/s; điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C.A. 1,46.10-6m B. 9,74.10-8m C. 4,87.10-7m D. 1,22.10-7m
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến