Vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về 2 đoạn văn sau:

(1) Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không biết

Em không yêu, quả pao rơi rồi…

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại đang sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị lại quấn tóc. Mị lấy cái váy hoa vắt ở trong vách.

(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

(2) Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dư phần tu sửa lại căn nhà.

(Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

Ta chào Việt Bắc, ta xuôi,

Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn

Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con:

Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài.

Sẻ từng hạt muối cắn đôi.

Nhà sàn chung ở. chăn sui đắp cùng.

(Xuân Diệu - Ta chào Việt Bắc, về xuôi)

Câu 1. Hãy cho biết đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gi? Trình bày ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên? (0,5 điểm);

Câu 2. Đọc đoạn thơ trên, anh/chị liên tưởng tới đoạn trích nào đã học trong chương trình Ngữ văn 12? Chỉ ra điểm tương đồng của đoạn trích đã học với đoạn thơ này? (0,5 điểm);

Câu 3. Xác định nhân vật giao tiếp của đoạn thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 4. Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết như sau: “Qua những dòng thơ viết về Việt Bắc đã cho người đọc thấy được tình cảm tha thiết, sâu nặng của thi nhân đối với mảnh đất nảy." Hãy chỉ ra lỗi sai của bạn học sinh và sửa lại cho đúng. (0,25 điểm)


Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:

Thời gian trôi qua kẽ tay, đưa mùa hạ cuối chợt về ngẩn ngơ chẳng cho ai kịp giữ. Tuổi học trò trôi đi trên từng trang lưu bút. mùa phượng cuối ùa về cho ai tiếc những tà áo dài trắng bay...

Một thời áo trắng trong veo và tinh khôi đến thế, ôm sao cho hết. ôm sao để được tròn đầy cho những gì đã qua...

Cơn mưa cuối chiều chở nhớ và thương, những vòng xe quay đều rồi cuộn những tháng năm hóa thành kỉ niệm.

Ghế đá tặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời...

Tiếng ríu rít ve sầu kêu trên vòm lá, tiếng mùa hè tại đến, tiếng một mùa học trò nữa lại đi...

Mùa phượng cuối gọi buồn về cho nhưng luyến tiếc thời gian... Mùa không aỉ bảo ai, mắt buồn ngấn lệ…

Có những mùa yêu chưa xa đã nhớ, có những mùa chở thương nhớ vội quá chẳng kịp về...

Góc sân trường, một cánh hoa rơi mong manh cho mùa hạ cuối... Và còn mãi trong tim ta, những dấu yêu một thời...

(Lạc Hi – Viết cho mùa phượng cuối)

Câu 5. Hãy cho biết đoạn văn trên viết theo kiểu phong cách ngôn ngừ nào? (0,25 điểm);

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn này là gì? (0,25 điểm);

Câu 7. Xác định vả phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ ở câu văn: "Ghế đá lặng im không nói, những ô gạch lát buồn tênh không muốn cất lời... " (0,5 điểm);

Câu 8. Đoạn văn tách dòng khá linh hoạt, sử dụng tương đối nhiều dấu chấm lửng (...), theo anh/chị những biểu hiện nghệ thuạt đó chứa dụng ý gì của người viết? (0,5 điểm).
A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

Văn bản 1: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. (2) Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

…(3) Có nhớ chăng, hỡi gió rét thành Ba Lê? Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

…(4) Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa….

(Trích Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)

Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện lịch sử nào? (0,25 điểm)

Câu 2. Tìm 01 bài thơ khác có cùng đề tài với đoạn thơ trên (Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm - 0,25 điểm)

Câu 3. Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 4. Anh/chị hãy chỉ ra những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 (0,5 điểm)

Văn bản 2: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân. Thiết nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến đổi. Vì thế, nó trở nên tốt hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá nhân sử dụng. Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố. Bên cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính bạo lực, khiêu dâm... Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân. Những người sử dụng khác, nếu không có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông tin kiểu như vậy, sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi.

Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi ích thiết thực lành mạnh. Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới,….

(Dẫn theo http://www.nhandan.com.vn/ )

Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)

Câu 6. Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên (0,25 điểm)

Câu 7. Theo anh/chị, đoạn văn này có phải là đoạn mở đầu của bài viết không? Tại sao? (0,5 điểm)

Câu 8. Anh/chị hãy viết tiếp vào dấu (…) ở cuối đoạn nêu giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới”. Phần viết tiếp trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.


(3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

“Nhiều người An Nam thích bặp bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”.

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr116)

Câu 1: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 2: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 3: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 4: Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì? Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay? (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Xin chắp tay nguyện cầu cho người dân Nepal… Mặt đất lặng im Mặt đất đang bình yên chim hót Những gương mặt người Nhập nhoạng những buồn vui Rồi bỗng nhiên Mặt đất cựa mình Mặt đất rùng lên trong đau đớn Nứt Gãy Vỡ Răng rắc Rào rào Ầm ầm những trận cuồng phong Ầm ầm núi tuyết chảy tan Nháo nhào những tiếng kêu than Quáng quàng những bàn tay víu Nát vụn rồi những ngôi nhà Tan hoang rồi những đền đài Đất mang bao phận người Nằm xuống mà khôn nguôi sợ hãi Có em bé nào trên đường đi học Cặp sách trên vai và mơ ước trong tim Sáng nay còn líu lo như bầy chim Về những sợi nắng không bao giờ biết khóc Có bà mẹ nào chở buồn vui trong tóc Dọc đường mưu sinh dằng dặc khổ đau Vẫn không quên giấu nước mắt tuôn mau Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát

(Đỗ Nhật Nam - theo Dân trí ngày 01/05/2015)

Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)

Câu 6: Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn thơ. (0,25 điểm)

Câu 7: Những câu thơ trước có tương quan như thế nào với câu cuối đoạn “Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát”? Ý nghĩa? (0,5 điểm)

Câu 8: Đoạn thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của một cậu bé mói 14 tuổi. Đó là tình cảm gì? Viết 5-7 dòng thể hiện những suy nghĩ của anh/chị trước tình cảm của cậu bé. (0,5 điểm)
A.
B.
C.
D.