vẽ dùng mình ảnh ở dưới anime cũng được

Các câu hỏi liên quan

I. CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM 1. Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 được chia làm mấy giai đoan ? A. 2 B. 3 C. 4 2. Pháp thành lập trường Cao Đẳng mỹ thuật Đông Dương năm nào ? A. 1925 B. 1926 C. 1927 3. Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ của tác giả nào? A. Họa sỹ Tô Ngọc Vân B. Họa sỹ Trần Văn Cẩn C. Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh 4. Tác phẩm nào là của họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung ? A. Chơi ô ăn quan B. Du kích tập bắn C. Bình văn 5. Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh chuyên vẽ tranh chất liệu gì? A. Sơn dầu B. Màu bột C. Lụa 6. Tác phẩm Chơi ô ăn quan của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh được sáng tác năm nào ? A. 1930 B. 1931 C. 1932 7. Trước CMT8 họa sỹ Tô Ngọc Vân chuyên vẽ tranh về nội dung gì? A. Các anh chiến sỹ B. Các thiếu nữ thị thành C. Phong cảnh 8. Họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương năm nào? A. 1932 B. 1933 C. 1934 9. Bức tranh Du kích tập bắn đươc họa sỹ vẽ bằng chất liệu gì ? A. Màu bột B. Lụa C. Sơn dầu 10. Tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung Nam Bắc được họa sỹ Diệp Minh Châu vẽ bằng gì? A. Sơn dầu B. Màu bột C. Máu của chính ông II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Em hãy tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh - Ông sinh tại đâu? - Ông tốt nghiệp trương Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương năm nào? - Kể một số tác phẩm của ông?

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) 1. Em hãy tóm tắt nội dung đoạn trích bằng 1 câu văn. 2. Câu “Gần một giờ đêm.” là câu đặc biệt hay câu rút gọn? Vì sao? Tìm thêm trong đoạn trích các câu có cấu tạo tương tự. 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tăng cấp được sử dụng trong đoạn trích. 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cách diễn đạt “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.” Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy là gì? 5. Em hãy viết một đoạn văn 10-12 câu nêu cảm nhận về đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt