Đáp án đúng:
Giải chi tiết:Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM: (0,5 điểm)
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí, có văn phong giàu chất trí tuệ và tài hoa.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là tác phẩm xuất sắc thể hiện tình yêu của tác giả dành cho xứ Huế và cũng là cho đất nước. Hình tượng sông Hương được khác họa với nhiều vẻ đẹp khác nhau.
2. GIẢI THÍCH Ý KIẾN: (0,5 điểm)
- Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp hiện trên bề nổi, gây ấn tượng vượt trội, dễ nhận thấy bằng trực cảm. ý kiến thứ nhất coi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ là vẻ đẹp nổi bật của sông Hương.
- Vẻ đẹp bề sâu là vẻ đẹp ẩn chìm, đòi hỏi phải có tri thức sâu rộng và chiêm nghiệm công phu mới khám phá được. Ý kiến thứ hai coi những trầm tích văn hóa, lịch sử là vẻ đẹp bề sâu của sông Hương.
3. Cảm nhận về hình tượng sông Hương (3,0 điểm)
Thí sinh có thể cảm nhận về các vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương, nhưng cần bám sát các ý kiến nêu trong đề. Dưới đây là những ý kiến tham khảo:
- Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ: những cảnh trí, sắc màu của sông nước, núi đồi, bãi biển, cây cỏ,… giàu chất thơ, đầy gợi cảm; những dáng nét của khúc uốn, đường cong, điệu chả, nhịp trôi,… gọi nhiều liên tưởng về mĩ nhân, về tình tự lứa đôi đầy quyến rũ và say đắm.
- Vẻ đẹp của những trầm tích văn hóa, lịch sử: sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. là bao đời nay vẫn được tô điểm bởi vô vàn công trình thi ca, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc; sông Hương gắn với biết bao võ công oanh liệt qua các thời đại lịch sử.
- Nghệ thuật: phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.
4. Bình luận về ý kiến (1,0 điểm)
Thí sinh có thể đồng tình với một trong hai, hoặc với cả hai ý kiến trên; cũng có thể đưa ra nhận định khác của riêng mình. Dưới đây là những ý tham khảo:
- Cả hai ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng song Hương: cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ là vẻ đẹp nổi bật; những trầm tích văn hóa, lịch sử là vẻ đẹp bề sâu.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất về vẻ đẹp của sông Hương