Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học? A.Nuôi cá để diệt bọ gậy B.Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn. C. Nuôi mèo để diệt chuột. D.Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa.
Đáp án đúng: B Cách giải nhanh bài tập này- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng của một loài bị khống chế ở mức độ nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. - Ứng dụng của khống chế sinh học là sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. * Thiên địch là những sinh vật có ích, chúng ăn hoặc gây bệnh cho những sinh vật gây hại cho sản xuất nông nghiệp. - Thiên địch được chia ra làm 3 nhóm: + Nhóm thiên địch bắt mồi ăn thịt. Ví dụ: dế nhảy ăn trứng sâu, bọ cánh cứng ăn sâu, bọ rùa ăn rệp, bọ ngựa bắt sâu, rắn bắt chuột, mèo bắt chuột... + Nhóm thiên địch ký sinh. Ví dụ: ong ký sinh nhộng, ong ký sinh sâu cuốn lá, ong ký sinh sâu đục quả, ong ký sinh sâu đo... + Nhóm vi sinh vật gây bệnh hại côn trùng, làm sâu bị bệnh và chết. Ví dụ: nấm gây bệnh cho sâu cuốn lá, nấm gây bệnh cho rệp. => Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn là ứng dụng của công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen, không phải là ứng dụng của khống chế sinh học. => Đáp án B.