Có thể hiểu nôm na là do thời lượng chiếu của ánh sáng mặt trời tại các thời điểm này khác nhau. Còn tại sao có chuyện xảy ra như thế thì là do trục xoay trái đất.
Hãy xem lại cái cách mà trái đất xoay quanh mặt trời và tự xoay quanh nó.
Trái đất tự xoay quanh nó trên 1 trục nghiêng 23,5o (so với mặt phẳng quỹ đạo) và di chuyển quanh mặt trời theo 1 quỹ đạo hình bầu dục mất thời gian là 1 năm. Điều lưu ý là trái đất di chuyển nhưng vẫn luôn giữ phương nghiêng của trục xoay trong suốt 1 năm đó.
Trong 1 chu kỳ di chuyển quanh mặt trời, chúng ta có những cột mốc đại diện cho 4 mùa.
Ngày 21 tháng 6: rơi vào giữa mùa hèThu Phân (23/9) : mùa thuNgày 21 tháng 12: Mùa đôngXuân phân (21/3): Mùa XuânHiện tượng 1 năm có 4 mùa xảy ra ở các vùng ôn đới, mà rõ rệt nhất là khu vực trên đường Hạ chí tuyến (the tropic of Cancer) và Đông chí tuyến (Tropic of Capricorn). Những vùng ở đường xích đạo (Equator) thay đổi không nhiều nên chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng.
Vào ngày 21 tây tháng 6, toàn bộ khu vực các vùng trên đường hạ chí tuyến, bắc bán cầu (phần màu xanh lá nhạt) hứng trọn những tia nắng mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất (Vertical Ray), tia nắng tập trung làm cho khí hậu các vùng này trở nên nóng bức. Đó là những tháng mùa hạ có ngày dài hơn đêm
Tuy nhiên 6 tháng sau đó, ngày 21 tây tháng 12, thì các vùng này lại nằm chếch lên trên luồng ánh nắng trực tiếp. Những vùng này sẽ rơi vào mùa đông với ánh nắng chiếu xiên, phân tán mảng rộng, nhợt nhạt.. yếu ớt..
Như vậy phân bố mùa ở bắc bắn cầu và nam bắn cầu ngược nhau: lúc bắc bán cầu là mùa hạ thì nam bán cầu rơi vào mùa đông và ngược lại.