Kinh tế Trung QuốcTiền tệNhân dân tệ (RMB); Unit: Yuan (CNY)Năm tài chínhNăm lịch (1 tháng 1 đến 31 tháng 12)Tổ chức kinh tếWTO, APEC, G-20 và nhiều tổ chứcSố liệu thống kêGDP$11.391.619 tỉ (danh nghĩa; 2016 est.)[1]
$20.85 tỉ (PPP; 2016.)(IMF)[1]Xếp hạng GDP2nd (danh nghĩa)(2016) / 1st (PPP) (2016)Tăng trưởng GDP 6.9% (Q3 2015)[2]GDP đầu người$10,140 (danh nghĩa; 75th; 2016)
$16,660 (PPP; 89th; 2017)[1]GDP theo lĩnh vựcnông nghiệp: 9%, công nghiệp: 40.5%, dịch vụ: 50.5% (2015)[3]Lạm phát (CPI) 1.4% (2015)[4]Tỷ lệ nghèo 5.1% (2015)Hệ số Gini46.2 (2015)Lực lượng lao động807.202 tỉ (1st; 2015)[5]Cơ cấu lao động theo nghềnông nghiệp: 29.5%, công nghiệp: 29.9%, dịch vụ: 40.6% (2014 est.)Thất nghiệp4.05% (Q2 2015)[6]Các ngành chínhkhai thác và chế biến quặng, sắt, thép, nhôm, và các kim loại khác, than; chế tạo máy; vũ khí; hàng dệt may; dầu khí; xi măng; hóa chất; phân bón; sản phẩm tiêu dùng, bao gồm giày dép, đồ chơi, điện tử; chế biến thức ăn; thiết bị giao thông vận tải, bao gồm ô tô, toa xe và đầu máy xe lửa, tàu, máy bay; thiết bị viễn thông, xe phóng không gian thương mại, vệ tinhXếp hạng thuận lợi kinh doanh96th[7]Thương mại quốc tếXuất khẩu$2.280 tỉ (2015[8])Mặt hàng XKĐiện và các máy móc, kể cả thiết bị xử lý dữ liệu, may mặc, dệt may, sắt thép, quang học và thiết bị y tế. Cũng như hầu hết các thể loại duy nhất của sản phẩm công nghiệp.Đối tác XK Hoa Kỳ 16.9%
Hồng Kông 15.5%
Nhật Bản 6.4%
Hàn Quốc 4.3% (2014 est.)[9]Nhập khẩu$1.680 tỉ (2015[8])Mặt hàng NKMáy móc, dầu khoáng và các loại nhiên liệu Điện và các thiết bị quang học và y tế, quặng kim loại, nhựa, hóa chất hữu cơĐối tác NK Hàn Quốc 9.7%
Nhật Bản 8.3%
Hoa Kỳ 8.1%
Đài Loan 7.8%
Đức 5.4%
Úc 5% (2014 est.)[10]FDI$1.300 tỉ (2012)[11]Tổng nợ nước ngoài$900 tỉ (2013)Tài chính côngNợ công 16.7% của GDP (2015 est.)[12]Thu$2.118 tỉ (2013 est.)Chi$2.292 tỉ (2013 est.)Viện trợngười nhận: $1.12 bình quân đầu người (2008)[13]Dự trữ ngoại hối $3.3 tỉ (1st; tháng 3 năm 2015)[14]
Nguồn dữ liệu: CIA.gov
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.
So sánh GDP TQ
Kinh tế Trung Quốc đại lục là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). GDP Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD.[15] GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2016 là 10.160 USD (15.095 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới (xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại...), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng.[16]
Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xôsang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001.[17] Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Trung Quốc công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDPđã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế.